Tiểu sử của Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) – Nhân Vật

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tieu su tac gia pham ngu lao chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phạm Ngũ Lão

Cuộc đời và sự kiện lịch sử liên quan đến Phạm Ngũ Lão

1255 Phạm Ngũ Lão được sinh ra1320 65 tuổi Phạm Ngũ Lão mất

Thân thế và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện n Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên – Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều. Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện n Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên – Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.

Xem thêm:  Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Quốc tế Đàn ông 19/11

Chàng trai làng Phù Ủng – Đường Hào thuở nhỏ đã có chí khí khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm. Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc dịt vết thương rồi cho vời về triều.

Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.

Xem thêm:  UK là gì? Vài bật mí thú vị về ý nghĩa của UK có thể bạn chưa biết?

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi, có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, Ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội hải thuyền của quân Nguyên và chiếm thành Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy về biên giới phía Bắc và chém chết hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

Và trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão bày trận phục kích đường rút lui của giặc Nguyên trên sông Bạch Đằng, bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi và truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho Ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Đến đời vua Trần Anh Tông, Ông được thăng tới chức Điện Súy Thượng tướng quân, tước Quan nội Hầu.

Tuy xuất thân trong hàng võ tướng nhưng ông thích đọc sách ngâm thơ; các sử giả đều khen là người “văn võ toàn tài”. Chính ông đã đề xướng và thực hiện quan điểm “phụ tử chi binh” một cách có kết quả.

Phạm Ngũ Lão đã ba lần cầm quân đi trừng phạt sự quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301. Hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào các năm 1312 và 1318, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin đầu hàng.

Xem thêm:  Học chứng chỉ giáo dục đặc biệt ở đâu? Uy tín, học phí rẻ

Phạm Ngũ Lão mất năm 1320. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu nằm ngày để tỏ lòng thương nhớ. Đó là sự biệt đãi đối với một công thần vốn không thuộc dòng tôn thất.

Tài liệu tham khảo

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 271. lamhongs.wordpress.com yeusuviet.wordpress.com vnthoisu.bplaced.net vi.wikipedia.org baotanglichsu.vn lib.agu.edu.vn

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.