Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nhà văn Nguyễn … – Sách Hay 24H

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tieu su nha van nguyen huy tuong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam với nhiều đóng góp quan trọng. Với sự nghiệp văn chương ông đã để lại một số lượng tác phẩm và giá trị văn học phong phú. Ngày hôm nay để hiểu thêm về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố
  • Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

1. Tiểu sử

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,…

Nguyễn Huy Tưởng được sinh ra trong một nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Xem thêm:  MADE IN PRC là gì? Xuất xứ PRC là của nước nào?

Tháng 6 năm 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban Biên tập tạp chí Tiên phong của Văn hóa Cứu quốc. Ông là đại biểu quốc hội Khóa I năm 1946, cũng vào năm đó vở kịch Bắc Sơn của ông được công chiếu ở Nhà hát lớn nhận được nhiều sự quan tâm lớn của độc giả.

Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Nguyễn Huy Tưởng là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.

2. Phong cách sáng tác

Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.

Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.

Xem thêm:  Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học - Freetuts

Nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trích trong Vở kịch Vũ Như Tô. Tác giả đã gửi gắm vào nhân vật Vũ Như Tô một tấn bi kịch, ông đặt ra mối quan hệ giữa con người và nghệ thuật cần có sự hài hòa. Có thể khẳng định những yếu tố trong tác phẩm này có thể làm nên một vở kịch đầy hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ở từng chi tiết nhỏ. Nghệ thuật không cần phải là điều gì đó quá xa vời, nó cần gắn liền với cuộc sống đời thường của con người. Qua đó tác giả nhấn mạnh vai trò của người nghệ sĩ, xã hội cần phải tôn trọng những tài năng hiếm có, để họ có thêm nhiều đóng góp có ích cho đất nước.

Quan điểm sáng tác của tác giả: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.”

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

3. Tác phẩm tiêu biểu

Đêm hội Long Trì, Cột đồng Mã Viện, Những người ở lại, Tìm mẹ, Sống mãi với thủ đô, Bốn năm sau, Là cờ thêu sáu chữ vàng, Vũ Như Tô, Ký sự Cao Lạng, truyện Anh Lục, Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng,…

4. Vinh danh

Năm 1955, Hội đồng nhân dân Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là Nguyễn Huy Tưởng để tưởng nhớ ông.

Xem thêm:  Tỉnh Tiếng Anh là gì? Phường, Khu phố, Ấp, Xã, Huyện, Quận, Tỉnh

Nguyễn Huy Tưởng được truy tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1996.

5. Những nhận định về Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng đã gánh việc mở đầu một cách đích đáng cho dòng văn chương viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt Nam trong nền văn chương hiện đại Việt Nam. – Nhà nghiên cứu Văn học Nguyễn An

Ngay từ khi hiện diện trên văn đàn, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã lựa chọn một thế đứng vững chắc với tư thế của một nhà tiểu thuyết và viết kịch trước những vấn đề của hôm qua và hôm nay, của lịch sử và dân tộc. – Nhà nghiên cứu Văn học Bích Thu

Cái hay của những tác phẩm lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn không gây hoài nghi, không gây tranh cãi, cũng không dựng lịch sử và các nhận vật lịch sử “khác lạ” với những sử liệu chính thức mà mọi người đã biết. Nhà văn đã viết truyện lịch sử và truyền cho bạn đọc cái cảm giác của chính ông. – Nhà nghiên cứu Vũ Nho

Những giá trị trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng vẫn còn tồn tại đến ngày nay, đó là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác giả. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời của ông.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này. Hãy cùng theo dõi Sách Hay 24H ở các bài viết trong nhiều chuyên mục khác nhau nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.