Hoài Thanh: Tiểu sử, sự nghiệp văn chương, phong cách sáng tác

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tieu su nha phe binh van hoc hoai thanh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nhắc đến Hoài Thanh chính là nhắc đến một nhà văn hóa, nhà phê bình văn học nổi tiếng Việt Nam ở thế kỷ XX. Hôm nay hãy cùng Reader cùng đi tìm hiểu về tác giả Hoài Thanh ở bài viết này nhé!

1. Tiểu sử

Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Hoài Thanh - Tiểu sử, sự nghiệp văn chương, phong cách sáng tác

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Xem thêm:  Sách là gì? Biểu hiện của việc đọc sách

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 – 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam (1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950 – 1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958 – 1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959 – 1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội. (Theo Wikipedia)

2. Sự nghiệp Văn chương

Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoài Thanh

Văn chương và hành động, Có một nền văn hóa Việt Nam, Nhân văn Việt Nam, Hoài Thanh toàn tập, Chuyện thơ, Nói chuyện thơ kháng chiến, Nhân văn Việt Nam, Xây dựng văn hóa nhân dân, Nam Bộ mến yêu, Quê hương và thời niên thiếu của Bác,…

Xem thêm:  4 mô hình cấp phép phần mềm miễn phí - THPT Lê Hồng Phong

Hoài Thanh - Tiểu sử, sự nghiệp văn chương, phong cách sáng tác

Phong cách phê bình

Hoài Thanh nổi tiếng với những bài phê bình đặc sắc về những tác phẩm Văn học Việt Nam. Là một người am hiểu về Văn học, ông có kiến thức uyên thâm thế nên cách phê bình của Hoài Thanh cũng rất nhẹ nhàng mà tinh tế, luôn giàu cảm xúc. Những phê bình của ông luôn có sự kết hợp giữa tính khoa học và tính văn chương.

Thông qua những nhận định của Hoài Thanh độc giả có thêm nhiều góc nhìn đặc biệt về một tác phẩm, một thi sĩ,…

“Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, kẻ ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.”

3. Một số nhận định hay nhất của Hoài Thanh về Văn học

Văn chương gây ra cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài.

Khi nói về phê bình văn học, Hoài Thanh đã nhận xét như sau: “Bình thì còn được. Nhưng phê? Sao lại phê? Bình có nghĩa là khen. Và khen tức là sự đi tìm và xác định cái hay trong văn chương. Bởi nói như ông, với văn chương, để được gọi là văn chương, cái hay mới là cái đáng giá, còn cái dở, cái nhảm thì “không tiêu biểu gì hết”.

Xem thêm:  Mẫu báo cáo kiểm điểm vai trò lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ

Về văn chương Việt Nam: Một dân tộc khinh miệt cá nhân, không biết đến cá nhân, không thể có được nền văn chương phong phú là sự tất nhiên vậy. Nếu bây giờ ta muốn cho văn chương ta ngày một thêm phong phú, cần nhất phải để cho nhà văn được tự do.

4. Vinh danh

Hoài Thanh được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2000

Hiện nay ở phường 14, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên Hoài Thanh và một phố ở Hà Nội (nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II)

Lời kết

Reader hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều hiểu biết và thông tin về nhà văn Hoài Thanh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.