Tư tưởng nhân văn của nguyễn du trong dòng chảy truyền thống

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Thuy kieu con nguoi cua hien thuc kho dau con nguoi cua van menh bi kich chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Thơ văn của Nguyễn Du là tiếng kêu cứu của những con người bị dìm xuống đáy xã hội. Tuy nhiên, nét mới trong chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Du là chú ý đến thân phận cá nhân. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, người ta biết “xót thân”. Nguyễn Du là người đầu tiên tìm đến và chia sẻ tình cảm này, tạo nên một trào lưu nhân văn chủ nghĩa rực rỡ nhất trong văn học Việt Nam gắn với tên tuổi của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm,…

Nguyễn Du đã tiếp nối truyền thống “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của dân tộc, biết đau khổ trước thân phận và thực tại, biết ê chề, bẽ bàng vì sự nhơ nhớp, biết thương lấy chính mình và biết khát khao tình yêu, hạnh phúc, khát khao giữ gìn nhân phẩm. Thông qua bi kịch của Thúy Kiều, tác giả đã khái quát nên số phận con người,trong xã hội phong kiến mà bi thiết nhất vẫn là thân phận người phụ nữ, đồng thời bênh vực, ủng hộ và cất lên tiếng nói quyết liệt đòi quyền sống cho họ. Cũng thông qua đó, Nguyễn Du thể hiện tình yêu thương bao la đối với con người, tình yêu thương đó không đứng trên lập trường của tầng lớp phong kiến thống trị, không hề có sự ban ơn và nó cũng không đơn thuần là tiếng thở dài, mặc nhiên cam chịu của triết lý nhà Phật. Đại thi hào dân tộc đã nhận thấy nhiều oan trái trong xã hội phong kiến hà khắc, bất công và tỏ thái độ lên án gay gắt những thế lực chà đạp lên cuộc sống của con người. Chúng ta biết rằng, Nguyễn Du không phải là người đầu tiên và duy nhất tố cáo xã hội, tuy nhiên tác phẩm của ông đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc nhất nỗi thống khổ của thời đại.

Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên (Dàn

Nguyễn Du vẫn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, nên chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Du vẫn còn nhiều hạn chế. Trong các tác phẩm nghệ thuật của mình, Nguyễn Du thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân, vạch tội kịch liệt, tố cáo hùng hồn, đã kích gay gắt nhưng nhà tư tưởng thì dằn vặt trong những suy nghĩ không lối thoát về số phận con người, phải vận đến thuyết Thiên mệnh. Khi không thỏa mãn với những lý giải siêu hình của học thuyết Nho giáo, ông lại tìm đến Phật giáo với chữ Tâm để lý giải cho những trăn trở về thân phận con người và cuộc đời. Tố cáo gay gắt xã hội phong kiến đương thời chà đạp lên nhân phẩm, đẩy con người vào cảnh khốn cùng, nhưng chính Nguyễn Du cũng không nhận thấy sức mạnh tiềm ẩn trong lòng quần chúng nhân dân, càng không phát hiện được cách giải quyết các vấn đề cơ bản đó. Tuy nhiên, đó cũng chính là mâu thuẫn của thời đại Nguyễn Du.

Vượt lên những hạn chế đó, tư tưởng của Nguyễn Du vẫn rất vĩ đại. Có thể khẳng định tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du là yếu tố đặc sắc cấu thành chủ nghĩa nhân văn Việt Nam truyền thống. Mặt khác, nó còn là yếu tố tích cực góp phần hình thành nên tư tưởng nhân văn mới. Bởi vì chính lòng yêu thương con người, sự cảm thông chia sẻ đối với những người có số phận bất hạnh đã tiếp nối và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, lối sống, lối nghĩ của con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Bên cạnh sự tôn trọng phẩm giá của con người, coi trọng tài năng của con người, đặc biệt là người phụ nữ thì điều quý giá nhất ở Nguyễn Du không chỉ là sự khẳng định giá trị con người nói chung, mà còn là – và quan trọng là – sự khẳng định giá trị con người với tư cách cá nhân. Nguyễn Du đã mạnh dạn vượt ra khuôn khổ “văn dĩ tải đạo” để đề cao cái tôi, đề cao ý thức cá nhân con người. Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam mà khó có một tác phẩm nào vượt qua cũng bởi Nguyễn Du không ngần ngại đề cập đến con người “tự thương” với nỗi đau, tâm trạng ê chề, khát khao hạnh phúc thực sự, ý thức về nhân cách của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Xem thêm:  Vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội

Hiện nay, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam đã phát triển ở một trình độ mới. Có thể coi chủ nghĩa nhân văn từ thế kỷ XIX về trước là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam truyền thống. Chủ nghĩa nhân văn từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cho đến ngày nay gọi là chủ nghĩa nhân văn cách mạng, mà tiêu biểu nhất là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân văn cách mạng là chủ nghĩa nhân văn có tính tự giác cao, có tính hệ thống, nó được nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội mới, mang những nội dung và hình thức mới, những tính chất và trình độ mới. Chủ nghĩa nhân văn mới không chỉ quan tâm tới vấn đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho tất cả nhân dân mà còn bao hàm cả vấn đề dân chủ, vấn đề công bằng xã hội, bao hàm cả giải phóng cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ nghèo đói tiến lên giàu mạnh văn minh. hướng tới tôn trọng tự do và phát triển toàn diện con người. Việc khảo cứu những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống, trong đó có tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du chính là quá trình chúng ta nhận chân những giá trị của dân tộc Việt Nam, từ đó giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đã có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

Xem thêm:  Soạn bài Ông già và biển cả | Ngắn nhất Soạn văn 12 - VietJack.com

ThS. Đậu Thị Hồng

Khoa Lý luận chính trị – Đại học Hà Tĩnh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.