Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ được

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Thu tuc chap thuan chuyen giao cong nghe chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trước khi giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên chuyển giao hoặc bên nhận chuyển giao (trong trường hợp chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ thực hiện thủ tục này) phải lập hồ sơ xin chấp thuận chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ đươc quy định như sau:

1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ

Theo Khoản 1 Điều 29 Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ bao gồm:

“1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ;

b) Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị;

c) Tài liệu giải trình về công nghệ;

d) Tài liệu giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật;

đ) Tài liệu giải trình về việc phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.”

Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghê: Văn bản này thường được lập theo mẫu sẵn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chuyển giao công nghệ. Văn bản có những nội dung chủ yếu như thông tin về bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao, thông tin về công nghệ được chuyển giao…

Xem thêm:  Hướng Dẫn Cách Làm Powerpoint Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu

Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị: Văn bản này có thể là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp), quyết định thành lập (đối với tổ chức), chứng minh nhân dân (đối với cá nhân) và các văn bản khác theo quy định.

Tài liệu giải trình về công nghệ: Tài liệu này phải chứng minh được, đây là công nghệ được phép chuyển giao sau khi đã hoàn tất thủ tục cấp phép, chứ không phải là công nghệ bị cấm chuyển giao theo quy định của pháp luật

2. Trình tự, thủ tục chấp nhận chuyển giao công nghệ

Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 29 Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định về trình tự, thủ tục chấp nhận chuyển giao công nghệ như sau:

Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ, ngành có liên quan ra văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ; trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao không chấp thuận.

Xem thêm:  Lệ tổ là ai? Tại sao lại có cái tên Lệ tổ? - THPT Lê Hồng Phong

Mức thu phí thẩm định đối với xem xét, chấp thuận chuyển giao công nghệ (cấp phép sơ bộ) là 10 (mười) triệu đồng. (theo Điểm a, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 169/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ)

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Luật Hoàng Anh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.