Cấp giấy phép in gia công cho tổ chức và cá nhân nước ngoài

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Thu tuc cap giay phep in gia cong cho nuoc ngoai chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hồ sơ cấp giấy phép in gia công cho tổ chức và cá nhân nước ngoài bao gồm những gì? Trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật hiện nay?

Trình tự cấp giấy phép

Cơ sở in tiến hành thủ tục đề nghị cấp phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 34 Luật xuất bản 2012. Cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo mẫu quy định;

– Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in;

– Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;

– Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt;

– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đặt in hoặc giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đặt in.

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị thì mang nộp tại Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Xem thêm:  TOP 7 app selfie tự sướng Hàn Quốc cực đẹp trên Android, iOS

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép, đóng dấu vào hai bản mẫu và gửi trả lại cơ sở in một bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động in theo quy định mới nhất

Thực hiện chế bản, in, gia công sau in

Cơ sở in được cấp giấy phép có thể tiến hành nhận chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

Khi trực tiếp nhận chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam)

Cơ sở in có trách nhiệm thực hiện các quy định:

1. Người đứng đầu cơ sở in phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của sản phẩm in;

2. Chỉ nhận chế bản, in, gia công sau in loại sản phẩm in ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc nội dung đã được xác nhận đăng ký hoạt động in;

3. Có hợp đồng với tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in. Trong hợp đồng phải thể hiện thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có sản phẩm đặt chế bản, in, gia công sau in; thông tin về tên, loại sản phẩm in, số lượng in, địa điểm sản xuất, thời gian xuất khẩu, tên cửa khẩu xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu sản phẩm in và các thông tin khác có liên quan;

Xem thêm:  Tấn công DDoS Extortion là gì? - THPT Lê Hồng Phong

4. Cập nhật thông tin của sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in”;

5. Trường hợp nhận chế bản, in, gia công sau in sản phẩm là báo, tạp chí, tờ rời, tờ gấp và các sản phẩm in khác có nội dung về chính trị, lịch sử, địa lý, tôn giáo, địa giới hành chính Việt Nam, chủ quyền quốc gia, cơ sở in phải có văn bản khai báo đầy đủ, chính xác thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt chế bản, in, gia công sau in; thông tin về tên, loại sản phẩm in, số lượng in, địa điểm sản xuất, cửa khẩu xuất khẩu sản phẩm in. Văn bản khai báo gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in cấp tỉnh nơi cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in chậm nhất 01 ngày sau khi có hợp đồng quy định tại điểm c khoản này;

6. Xuất khẩu 100% sản phẩm in ra nước ngoài.

Khi nhận chế bản, in, gia công sau in thông qua tổ chức, cá nhân trung gian tại Việt Nam

Cơ sở in thực hiện theo quy định sau đây:

1. Tuân thủ quy định như đối với trường hợp cơ sở in trực tiếp nhận chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam).

Xem thêm:  Bệnh binh là gì? Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân trung gian đặt chế bản, in, gia công sau in cung cấp hồ sơ hải quan thể hiện việc xuất khẩu 100% số lượng sản phẩm in để lưu giữ tại cơ sở in trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày xuất khẩu.

Xem thêm: Cấp lại Giấy phép hoạt động in và các trường hợp thu hồi giấy phép

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Cấp giấy phép in gia công cho tổ chức và cá nhân nước ngoài” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.