Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (vsattp)

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Thu tuc cap giay chung nhan du dieu kien ve sinh an toan thuc pham chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Thủ tục, hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình, điều kiện đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan cấp giấy chứng nhận VSATTP.

Đối tượng cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Điều 11 và Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngoại trừ:

  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Sơ chế nhỏ lẻ, không có địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm cố định;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn, thức ăn đường phố;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm.

Lưu ý: Các cơ sở nêu trên sẽ không cần thực hiện thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm nếu đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận sau đây:

  • Thực hành sản xuất tốt (GMP);
  • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
  • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
  • Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 2000);
  • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
  • Các loại giấy chứng nhận khác tương đương còn hiệu lực.
Xem thêm:  Rủi ro là gì? Nguyên nhân, các loại & mức độ rủi ro với tổn thất

Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định 3 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hiện nay là Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùy vào từng hoạt động kinh doanh mà cơ quan cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau.

3. Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở và tiến hành:

  • Cấp giấy phép an toàn thực phẩm (cơ sở đủ điều kiện VSATTP);
  • Gửi văn bản có nêu rõ lý do từ chối (cơ sở chưa đủ điều kiện VSATTP).

Lưu ý:

Hiệu lực sử dụng của giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm. Sau khi cấp giấy phép, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đã được cấp.

Để đẩy nhanh quy trình xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ xin giấy phép VSATTP tại Anpha với chi phí chỉ từ 12.000.000 đồng cùng thời gian bàn giao kết quả nhanh chóng, khoảng từ 15 ngày làm việc (tùy lĩnh vực và quy mô cơ sở).

Xem thêm:  Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường hay, ngắn gọn

GỌI NGAY

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Căn cứ quy định Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện được đề cập dưới đây:

  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Cơ sở kinh doanh được xây dựng với diện tích phù hợp và đặt tại địa điểm thích hợp, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với nguồn gây ô nhiễm, độc hại cùng các yếu tố gây hại khác;
  • Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng;
  • Có hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, phù hợp cho các khâu xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về xuất xứ, nguồn gốc của nguyên liệu thực phẩm cùng các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Xem thêm:  Diễn viên Wean Lê là ai? Sự nghiệp, tiểu sử của anh chàng đa tài

2. Đối với cơ sở chế biến thức ăn, kinh doanh dịch vụ ăn uống

Theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở chế biến thức ăn, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần tuân thủ các điều kiện sau nếu muốn xin giấy chứng nhận VSATTP, cụ thể:

  • Đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh đối với các dụng cụ nấu nướng, chế biến;
  • Sử dụng các dụng cụ ăn uống được làm từ vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô;
  • Trang bị đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ đựng riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Các câu hỏi thường gặp khi xin giấy chứng nhận VSATTP

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) 0903 003 779 (Miền Trung) 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.