[CẢNH GIÁC] 10+ Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Thoát vị đĩa đệm đau ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến ở nước ta và ngày càng có xu hướng gia tăng trẻ hóa, nhất là từ 30-60 tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy triệu chứng thoát vị đĩa đệm thế nào? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thoát bị đĩa đệm là gì? Các loại thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có cấu trúc sụn, nằm giữa các đốt sống lưng và cổ có nhiệm vụ làm giảm áp lực lên cột sống để bảo vệ xương khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, mang vác vật nặng hoặc cong người.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hay nhiều đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu hoặc bị hao mòn gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài.

Mỗi đĩa đệm gồm hai phần: phần nhân nhầy bên trong và vòng xơ bao bọc bên ngoài. Khi bị thoát vị đĩa đệm vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra.

Tùy thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh mà thoát vị đĩa đệm được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến nhất vẫn là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm là đau tại nhiều vị trí trên cột sống. Ban đầu, những triệu chứng này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám. Nhưng lâu dần cơn đau càng tăng lên dữ dội dẫn đến mệt mỏi, vận động khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:

Xem thêm:  Con hến nước ngọt, hến mập ú nụ, giá rẻ bất ngờ tại TP.HCM!

Đau thắt lưng

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn ở vùng thắt lưng.

Cơn đau lan rộng

Khi bệnh đã trở nặng, cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng thắt lưng mà còn lan rộng xuống vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, gây cảm giác tê bì phần mu bàn chân.

Cơn đau gia tăng khi vận động

Khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau có thể tạm thời biến mất. Tuy nhiên, vận động mạnh hay thậm chí chỉ là khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng cũng khiến cho cơn đau gia tăng. Hơn nữa, mỗi khi ngồi hoặc đứng quá lâu cũng sẽ gây đau đớn.

Giảm khả năng hoạt động

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể khiến người bệnh không ưỡn cong lưng hoặc cúi người xuống được; chân tay yếu hơn bình thường, khó khăn khi cầm nắm đồ vật và khả năng vận động bị hạn chế. Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng không thể đứng thẳng mà bị vẹo về một bên để chống đau. Trường hợp đau nặng, bệnh nhân phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.

Mất kiểm soát cơ thể

Mất kiểm soát cơ thể xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát vị, đẩy ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh, khiến người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, rối loạn cảm giác thậm chí là bị teo cơ, bại liệt,…

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm:

Đau dọc vùng gáy

Dấu hiệu ban đầu khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ hoặc đau dọc cả vùng gáy.

Đau nhức lan rộng

Lâu dần, cơn đau sẽ lan rộng ra từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay và bàn tay, thậm chí là lan lên sau đầu và hốc mắt.

Xem thêm:  Bến xe Yên Nghĩa ở đâu? Số điện thoại và danh sách tuyến xe

Cường độ cơn đau thất thường

Các cơn đau cổ diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, không đồng nhất, đau có thể tăng lên khi vận động, nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên hoặc chỉ là ho, hắt hơi.

Mất cảm giác

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể làm giảm lực tay, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác hay mặc quần áo.

Hạn chế khả năng hoạt động

Các cử động tại cổ và cánh tay bị hạn chế, khó đưa tay ra phía sau lưng hoặc giơ tay lên cao. Theo thời gian, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và các chi.

Yếu cơ

Khi thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng và chèn ép tủy sống, chân và tay người bệnh sẽ bị yếu đi, không thể đứng vững. Nếu tình trạng này ngày một nặng thêm thì người bệnh sẽ có cảm giác cơ đùi hay bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.

Các dấu hiệu khác

Bên cạnh những triệu chứng nêu trên, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể gây đau một bên lồng ngực, khó thở, táo bón hay khó tiểu.

Tương tự như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ tăng dần theo cấp độ từ nhẹ tới nặng nếu không có cách điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, khi phát hiện một trong các triệu chứng thoát vị đĩa đệm người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như hẹp ống sống, thiếu máu não, tàn phế, hội chứng chèn ép tủy,…

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

  • Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Do tuổi tác: Quá trình lão hóa diễn ra cũng khiến đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ bị tổn thương.
  • Do chấn thương lưng
  • Các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
  • Yếu tố di truyền
  • Cân nặng của cơ thể lớn tạo gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống, đặc biệt là ở vùng thắt lưng.
Xem thêm:  Biển số 68 ở đâu? - Luật Hoàng Phi

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đêm hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, phù hợp với khả năng của bản thân, không nên tập quá sức tránh làm tổn thương cho cơ, xương, khớp.
  • Duy trì chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý.
  • Không mang, vác đồ vật quá nặng để bảo vệ cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng giúp nuôi khớp khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa và phát hiện sớm các loại bệnh.
  • Đến ngay các cơ sở y tế khi cơ thể có các triệu chứng bất thường.

Trên đây là toàn bộ thông tin về triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn!

Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.