Gò Me – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý – Ngữ Văn lớp 7 Kết

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về The hien trong bai tho go me chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Gò Me Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Gò Me.

Tác giả – tác phẩm: Gò Me – Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Gò Me

– Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 tại gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

– Ông từng làm Chủ tịch Hội Học sinh mỹ thuật kháng chiến Gia Định. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng trong thời gian này ông đã có thơ đăng trên các báo.

Hoàng Tố Nguyên là tác giả của nhiều bài thơ đăng rải rác trên báo, mặc dù chưa in một tác phẩm nào… Những bài như: Vọng hướng sao rơi, Xuân về say ý nhạc… đăng trong tuyển tập thi ca Mùa giải phóng (tháng 5-1949)…

– Các truyện thơ và tập thơ của ông được ra đời liên tiếp và nổi bật, như Đổi đời (truyện thơ, năm 1955), Cô gái bần nông sông Hồng (truyện thơ, năm 1956), Đất nước (tập thơ, 1956), Gò Me (tập thơ, năm 1957), Từ nhớ đến thương (tập thơ, năm 1960), Quê chung (tập thơ, năm 1962), Gởi chiến trường chống Mỹ (năm 1966)…

Xem thêm:  Cách che mặt trong ảnh trên điện thoại Android

– Tháng 6-1975, ông mất tại Hương Canh, Thái Bình sau một cơn bạo bệnh.

II. Tìm hiểu tác phẩm Gò Me

1. Thể loại: Gò Me thuộc thể thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Trong các tập thơ của Hoàng Tố Nguyên, tập thơ Gò Me của ông gồm 13 bài thơ được xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang lớn.

– Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả.

– Trong tập thơ này, bài thơ Gò Me viết về quê hương của ông là đặc sắc nhất

3. Phương thức biểu đạt : Văn bản Gò Me có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Gò Me:

Gò Me là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của ông về quê hương miền Nam thân thương và anh dũng. Qua bài thơ, Gò Me – Gò công hiện lên vô cùng tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất

6. Bố cục bài Gò Me:

Gò Me có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ

+ Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me

+ Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả

7. Giá trị nội dung:

Bài thơ Gò Me thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương miền Nam thân thương và anh dũng của tác giả. Hình ảnh quê hương Gò Me xuất hiện như làn gió mát trong khung cảnh oi bức. Người đọc miền Bắc lần đầu biết đến một nhà thơ Nam Bộ, với người, với tình, với cảnh và giọng thơ Nam Bộ thứ thiệt hồn hậu, chất phác.

Xem thêm:  Sự khác biệt giữa H.264 và H.265 - VẬT TƯ MẠNG

8. Giá trị nghệ thuật:

– Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi.

– Lời thơ như ngân lên thành lời ca.

– Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gò Me

1. Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên:

– Ánh sáng:

+ Đốm hải đăng “tắt”, “lóe đêm đêm”

+ Lúa nàng keo “chói rực”

– Âm thanh

+ “Leng keng” nhạc ngựa

– Không gian:

+ “Ruộng vây quanh”

+ “bốn màu gió mát”

+ “mặt trông ra bể”

– Thiên nhiên Gò Me:

+ Me non “cong vắt”

+ “Lá xanh như dải lụa”

+ “bông lúa chín”

+ “xao xuyến bờ tre”

2. Hình ảnh người dân Gò Me

– Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết:

+ “cắt cỏ, chăn bò”

+ “gối đầu lên áo”

+ “nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”

+ “má núng đồng tiền”

+ “nọc cấy”

+ “tay tròn”

+ “nghiêng nón làm duyên”

+ “véo von điệu hát”

– Những chi tiết đo cho em cảm nhận về con người nơi đây: Đó là những con người giản dị, mộc mạc, chân thành, đặc biệt những cô gái Gò Me thì duyên dáng, nhẹ nhàng, thướt tha.

3. Giai điệu quê hương trong lòng tác giả

– Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương:

Xem thêm:  Cách tạo tài khoản trên Gimkit - Trường Cao Đẳng Kiên Giang

“Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

– Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ:

+ Tác giả nhớ quê hương, nhớ những con người ở Gò Me, đặc biệt ấn tượng và không thể quên được về những cô gái nơi đây: Không chỉ duyên dáng, xinh đẹp mà còn hát hay và chân thành.

Học tốt bài Gò Me

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Gò Me Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Soạn bài Gò Me (hay nhất)

  • Soạn bài Gò Me (ngắn nhất)

  • Bố cục Gò Me

  • Tóm tắt Gò Me

  • Nội dung chính Gò Me

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.