Thầy giáo trong ca khúc “Bụi Phấn” là ai? – aFamily

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Thay giao trong ca khuc bui phan la ai chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Với mỗi nghệ sĩ, khi cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật, hẳn ai cũng sẽ tìm kiếm những chất liệu khác nhau trong cuộc sống để làm cảm hứng sáng tác. Các nhạc sĩ cũng vậy, mỗi bài hát ra đời ngoài phục vụ người nghe thì nhiều trong số đó còn ẩn chứa nhiều thông điệp, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm.

Bụi Phấn là ca khúc quá đỗi quen thuộc với biết bao thế hệ học trò. Những câu hát “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy,…” dường như ai cũng thuộc nằm lòng khi ngồi trên ghế nhà trường. Và cứ đến mùa tựu trường, bế giảng hay 20/11, ca khúc này lại được ngân lên như để tôn vinh những thầy cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Dù quen thuộc là thế, nhưng bạn liệu có bao giờ tự hỏi bài hát này đã ra đời như thế nào không? Nếu tìm hiểu về tác phẩm này, hẳn nhiều người sẽ tỏ ra bất ngờ đấy. Được biết, Bụi Phấn do nhạc sĩ Vũ Hoàng sáng tác năm 1982, cũng là năm đầu tiên sau quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam được thực hiện.

Xem thêm:  Mẫu thông báo nghỉ lễ 2/9 đầy đủ, chuyên nghiệp 2023

Nhạc sĩ Vũ Hoàng từng là Nhà giáo công tác tại Khoa Âm nhạc và Mỹ thuật, giảng dạy các bộ môn Ký xướng âm, Nhạc lý, Lịch sử âm nhạc Thế giới thuộc trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. Sau khi Nhà nước công nhận ngày 20/11 hằng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo, trường CĐSP đề nghị ông viết một bài hát về thầy cô. Yêu cầu của bài hát vô cùng giản dị đó là đơn giản, dễ nhớ và làm sao để in vừa trong một trang sách nhỏ để tất cả sinh viên đều dễ dàng học thuộc.

Vị nhạc sĩ dù công tác trong ngành giáo dục và háo hức trước nhiệm vụ này nhưng ông không có ý tưởng gì cả. Rồi một lần, ông tình cờ gặp lại người bạn thanh niên xung phong Lê Văn Lộc của mình, cả hai tâm sự với nhau. Nhạc sĩ Vũ Hoàng hỏi cảm nhận của người bạn này về những người thầy giáo. Tưởng hỏi chơi, nhưng người bạn tên Lộc này lại kể về một câu chuyện mình từng trải qua.

Ông tâm sự: “Tôi vừa đi dự một buổi chia tay với một ông thầy ở chỗ tôi làm việc. Ông thầy này có một cái đặc biệt là ông viết gì trên bảng thì bụi phấn cũng rơi làm trắng mái tóc. Nên tôi thấy đẹp quá và làm liền mấy câu thơ: ‘Khi thầy viết bảng/Bụi phấn rơi rơi/Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy’. Nhưng tôi chỉ sáng tác được tới đó, không thêm được nữa”.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy môn Lịch sử ôn thi THPT Quốc gia

Ngay lúc này, dường như những trăn trở về bài hát của Vũ Hoàng như được gỡ bỏ, ông xin phép người bạn của mình sử dụng 6 câu thơ để nghiên cứu viết thành một bài hát. Sau những lần sửa đổi, tỉa tót, nhạc sĩ thêm đoạn B mà chúng ta vẫn thuộc lòng“Em yêu phút giây này/Thầy em tóc như bạc thêm/Bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay” và đoạn kết “Mai sau lớn lên người/Làm sao có thế nào quên/Ngày xưa thầy dạy dỗ/Khi em tuổi còn thơ…” để hoàn thành bài hát.

Bài hát khiến vị nhạc sĩ vô cùng hài lòng, ông cho rằng đây là sáng tác về đề tài thầy cô mà ông ưng ý nhất trong sự nghiệp của mình. Nhưng rồi thứ ông đắn đo tiếp theo là tựa đề cho ca khúc. Với những ai từng được đào tạo ngành Sư phạm, nguyên tắc cơ bản là không bao giờ viết bảng để rơi bụi phấn lên đầu. Nhưng Vũ Hoàng cảm nhận được rằng đây là hình tượng quá đẹp đẽ nên đã lấy nó làm tên bài hát và sau này hình ảnh này cũng được công chúng đón nhận.

Ngày 20/11/1982, lần đầu tiên ca khúc được cất lên bởi 2000 sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM và từ đó đến nay mỗi dịp lễ này, hầu như sân trường nào cũng vang lên giai điệu quen thuộc và thân thương của Bụi Phấn. Ca khúc từng bình chọn là 1 trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.

Xem thêm:  Rubik's Cube được lấy cảm hứng từ đâu và được làm như thế nào?
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.