Tham lam là gì? Những lời Phật dạy về tham lam – Lôi phong

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tham lam là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tham lam trong Phật Giáo được xem là một nổi khổ đứng hàng đầu bởi nó gây ra nhiều hậu quả khó lượng. Vì lòng tham mà dẫn tới sân hận, vì tham nên mới khiến con người ta bị suy mê và u tối và cũng vì tham mà mới tạo ra các dục vọng, gây thành nghiệp ác. Bài viết dưới đây hãy cùng Lôi Phong tìm hiểu kỹ hơn về tham lam và những lời Phật dạy về vấn đề này nhé.

1. Tham lam là gì?

Tham lam chính là sự say đắm, ham muốn và sự đam mê của con người vào một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham này do 5 nhu cầu cơ bản của con người gây ra đó chính là Tài, sắc, danh, thực, thuỳ… Khi sự ham muốn về 1 trong những thứ này vượt mức bình thường sẽ khiến cho con người nảy ra lòng tham và nó sẽ biểu hiện thông qua các hành động cũng như lời nói của mình.

Tham lam là sự say đắm và ham muốn của con người vào những điều gì đó mà họ muốn có được

Tham lam là sự say đắm và ham muốn của con người vào những điều gì đó mà họ muốn có được

Lòng tham sẽ chẳng bao giờ biết chán mà càng ngày nó sẽ càng tham. Nhiều người không chỉ tham cho mình mà còn tham cho cả bà con quyền thuộc, quốc gia và cho toàn xã hội. Tuy nhiên lại không biết được rằng chính lòng tham này đã khiến cho nhân loại tranh giành và giết hại lẫn nhau. Những kẻ tham lam thường xuyên giở thói ghen ghét với những người thành tựu.

Theo như lời Phật dạy về lòng tham thì tham lam không phải là một bản chất có sẵn trong con người bởi vốn dĩ mọi người sinh ra đều vô cùng thuần khiết giống như một tờ giấy trắng, họ có một trái tim độ lượng. Lòng tham sẽ ngày một lớn dần dựa theo những sự kiện, bể dâu mà con người gặp phải trong cuộc sống. Khi không biết kìm hãm được sự tham lam thì sẽ dẫn tới việc nó lớn dần lên khiến cho con người hành động sai trái.

Xem thêm:  Fe3O4 + H2 → Fe + H2O - PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CON CUÔNG

Lòng tham của con người không bao giờ biết chán mà nó sẽ ngày càng tăng lên

Lòng tham của con người không bao giờ biết chán mà nó sẽ ngày càng tăng lên

2. Sự tham lam xuất hiện đầy rẫy ở trong cuộc sống

Tham thường sẽ gắn liền với những điều ác. Bởi những người tham thường có xu hướng mong muốn được được những thứ mà mình muốn, khi đó họ sẵn sàng làm những điều ác để thỏa mãn về nhu cầu của mình. Trong cuộc sống xuất hiện đầy rẫy sự tham lam có thể kể đến đó là:

● Những người tham lam cố gắng để gây dựng nên một sự nghiệp thật tốt nhưng đến khi có củ ăn của để rồi lại không được thoải mái hưởng thụ vì chỉ lo sợ trộm cắp.

● Những người giàu sang có nhiều tiền của luôn giữ khăng khăng cho mình, sống ích kỷ với mọi người xung quanh, bố thí tằn tiện, đến khi bị mất thì lại khóc than tới mất ăn mất ngủ.

● Cũng có những người giàu sang nhưng lại chỉ chăm chút để dành mà lại không dám bỏ ra để ăn, để mặc cho bản thân.

● Quan lại có những người tham lam luôn bớt xén về của công, ăn tiền hối lộ và chuyên đi bóc lột sức lao động của người khác.

● Người tham lam muốn giàu sang mà lại nhác làm nên đã tìm cách lao vào cờ bạc, cá độ, lô đề… cuối cùng sẽ dẫn tới phá sản, của cải chẳng còn, nhà của bị mất hết.

● Có những người vì tham lam mà mua vé số, chơi xổ số, lô đề với mong muốn sẽ được trúng giải độc đắc để nhiều tiền. Thế nhưng để rồi kết quả nhận được lại là trắng tay, nhà cửa tan nát, nợ nần cứ thế mà chồng chất.

Sự tham lam thường sẽ gắn liền với những điều ác

Sự tham lam thường sẽ gắn liền với những điều ác

Con người sẽ không nhìn thấy được những nguy hiểm mà sự tham lam mang lại nên tham muốn sẽ càng ngày càng tăng. Khi tham muốn càng cao thì đau khổ càng nhiều và lòng tham này thể hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau.

Xem thêm:  Nhân viên sinh quản là gì? học gì để làm nhân viên sinh quản?

>>> TIẾT LỘ: 04 loại khẩu nghiệp khẩu nên phạm phải

3. Quan điểm của Đức Phật về sự tham lam

Người ta vẫn thường hay nói rằng trời đất là bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế. Theo quan điểm của Đức Phật, tất cả những sự tham muốn đã được nêu trên đều sẽ gây ra một kết cục xấu. Dù cho lòng tham đó được tạo nên dưới hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng sẽ gây ra những sự thiệt hại và khổ đau cho bản thân, cho mọi người ở xung quanh.

Trong đạo Phật, sự tham lam chính là hành nghiệp của các ác pháp, của sự bất thiện để có thể được hiển thị ở trên thân hành, khẩu hành hay ý hành của bản thân mình và chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Ý hành sẽ nghĩ tới những điều mà mình muốn đạt được nên sẽ khiến cho thân hành và khẩu hành bắt buộc hành động. Điều này gây hại cho chính mình, cho mọi người và cho chúng sanh.

Theo quan điểm của đạo Phật, tham lam chính là hành nghiệp của ác Pháp

Theo quan điểm của đạo Phật, tham lam chính là hành nghiệp của ác Pháp

Nếu như con người mãi cứ chạy theo những điều ác pháp, lòng tham này thì càng ngày càng lâm vào nặng hơn, không biết tránh xa nó thì sẽ rất nguy hại cho bản thân. Vì thế Đức Phật thường sử dụng hình ảnh vàng bạc, của cải cũng như tài sản giống như hình ảnh của con rắn độc, sẵn sàng cắn chúng ta chết bất kỳ khi nào.

Khi con người mãi chạy theo sự tham lam để đạt được lợi ích cho cuộc sống cá nhân thì sẽ chịu khổ đau mãi mãi. Nếu người nào từ bỏ được sự tham làm thì chắc chắn sẽ được giải thoát, không phải chịu thêm quả khổ nữa.

Con người càng chạy theo sự tham lam thì càng phải chịu những khổ đau dày vò

Con người càng chạy theo sự tham lam thì càng phải chịu những khổ đau dày vò>>> Tiết Lộ: Niệm Phật như thế nào cho đúng

Xem thêm:  Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học - Luận Văn Việt

4. Lời Phật dạy về tham lam là như thế nào?

Phật dạy rằng khi tham lam càng nhiều thì báo ứng nhận được sẽ càng lớn. Đối với sự tham lam, luật nhân quả sẽ được trả ngay ở trong kiếp này và nó sẽ được minh chứng ở rất nhiều điều trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như những kẻ trộm cắp thì tù tội, kẻ ham mê cá độ, cờ bạc thì bần hàn, những kẻ tham ô, tham nhũng cuối cùng sẽ bị tay trắng, gia đình bất hoà và xã hội trở nên bất dung.

Con người khi sinh sống tại nhân sinh chắc chắn không thể nào thoát được luân hồi nghiệp báo. Tuy nhiên bản thân mỗi người cũng có thể tự xây dựng ra các nghiệp duyên tốt đẹp nhất cho bản thân mình. Vì vậy muốn thiện trước hết bạn cần phải hết tham. Muốn phúc đầu tiên phải biết đủ. Đây mới chính là những đại trí huệ trong đời người.

Đức Phật dạy con người rằng nếu muốn giàu sang thì cần từ bỏ đi tính tham lam, sự keo kiệt và bủn xỉn. Lúc này bạn mới có thể hưởng được phước báu. Khi đã hưởng được những phước báu hữu lậu giàu sang và phú quý rồi thì đừng vì hãnh diện hay kiêu mạn với chúng. Hãy luôn nhớ rằng sự giàu sang chính là pháp hữu vi, là sự vô thường nên đừng bao giờ chấp thủ vào nó. Mỗi người hãy học tính buông xả dục lạc để giúp cho tâm luôn cảm thấy thanh thản và an lành nhất.

Học cách buông bỏ tham lam sẽ giúp bạn có một cuộc sống giàu sang và nhiều phúc đức hơn

Học cách buông bỏ tham lam sẽ giúp bạn có một cuộc sống giàu sang và nhiều phúc đức hơn

Trên đây là những điều liên quan tới tham lam mà Đức Phật đã dạy chúng ta. Có thể thấy rằng lòng tham là một liều thuốc cực độc đã giết chết đi nhân cách của con người. Vì vậy mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra được điều này để có thể từ bỏ và có được một cuộc sống tốt đẹp nhất.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.