[Giải đáp] Tại sao trên Trái đất lại có ngày và đêm luân phiên nhau

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tại sao bề mặt trái đất luôn có một nửa chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tại sao Trái đất có ngày và đêm? Tại sao lại có hiện tượng ngày dài đêm ngắn hay đêm ngắn ngày dài? Đây là các câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc và cần giải đáp. Đừng lo lắng, nội dung của bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra đáp án chuẩn nhất!

Lý giải tại sao Trái đất có ngày và đêm?

Theo tìm hiểu, hiện tượng ngày và đêm sinh ra là do sự tự quay quanh trục của Trái đất. Theo đó, Mặt trời luôn chiếu sáng một nửa Trái đất của chúng ta nên hình thành hiện tượng ngày và đêm; còn Trái đất thì tự quay quanh trục nên tất cả bề mặt đều lần lượt được Mặt trời chiếu sáng.

Đồng thời, Trái đất của chúng ta là một khối cầu luôn tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Nó chính là lý do ở cùng một thời điểm nhất định thì người ở 2 kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy độ cao của Mặt trời khác nhau. Tại những điểm kinh tuyến khác nhau thì sẽ có giờ khác nhau, được gọi là giờ địa phương.

Để dễ dàng tính giờ cũng như thống nhất giao dịch quốc tế thì các nhà khoa học đã chia bề mặt của Trái đất thành 24 múi giờ. Trong đó, mỗi múi giờ sẽ rộng 15 độ kinh tuyến và giờ tại múi số 0 được xét làm chuẩn giờ quốc tế – GMT. Theo đó, Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Xem thêm:  Tiểu sử LÝ NHÃ KỲ là ai - Đời tư, sự nghiệp của nữ diễn - 2dep

Mặt khác, do việc tự quay quanh trục nên với các địa điểm tại vĩ độ khác nhau trên bề mặt Trái đất sẽ luôn xuất hiện vận tốc khác nhau và luôn xuất hiện tình trạng tự chuyển hướng từ Tây sang Đông. Điều này không chỉ giải thích cho hiện tượng ngày và đêm mà còn lý giải cho việc tại sao vật thể chuyển động trên Trái đất đều bị lệch so với hướng ban đầu.

Tại sao hiện tượng ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục?

Do Trái đất hình cầu và luôn chuyển động xung quanh Mặt trời nên Trái đất sẽ không được chiếu sáng cùng một lúc mà luôn có một nửa sáng và một nửa tối.

Tức là hai nửa bán cầu thay phiên nhau được chiếu sáng để tạo nên ngày. Đồng thời, khi chúng chìm vào bóng tối và bị khuất sẽ tạo ra đêm. Như vậy, lần lượt từng bán cầu được chiếu sáng và chìm vào bóng tối sẽ tạo ra hiện tượng ngày và đêm luân phiên liên tục.

Tại sao hiện tượng ngày và đêm lại dài ngắn tùy lúc?

Bởi, trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt trời nên tùy vào từng vị trí của Trái đất trên quỹ đạo này mà ngày – đêm sẽ dài – ngắn theo mùa và vĩ độ khác nhau.

Theo mùa, tính lịch dương thì độ dài của ngày – đêm ở 2 bán cầu sẽ trái ngược nhau. Cụ thể:

  • Mùa xuân: Ngày sẽ dài hơn đêm; ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt trời càng gần chí tuyến Bắc. Đặc biệt, ngày 21/3 ở tất cả mọi nơi thì thời gian ban ngày sẽ bằng thời gian ban đêm và bằng 12 giờ.
  • Mùa hạ: Ngày dài hơn đêm; khi Mặt trời càng gần Xích đạo thì ngày sẽ ngắn dần và đêm dài dần. Đặc biệt, ngày 22/6 sẽ có thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
  • Mùa thu: Ngày sẽ ngắn hơn đêm; khi Mặt trời càng xuống gần chí tuyến Nam thì ngày sẽ càng ngắn và đêm càng dài. Vào ngày 23/9 ở tất cả mọi nơi sẽ có thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm và bằng 12 giờ.
  • Mùa đông: Ngày ngắn hơn đêm; khi Mặt trời càng gần Xích đạo thì ngày sẽ dài dần và đêm ngắn dần. Vào ngày 22/12 ở tất cả mọi nơi sẽ có thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban dài nhất trong năm.
Xem thêm:  Khám phá top thư viện lớn nhất thế giới bạn nên đến một lần

Tại Xích đạo, quanh thời gian ban ngày và đêm quanh năm bằng nhau. Đồng thời, khi càng xa Xích đạo thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhau. Từ vòng cực về phía cực sẽ có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ, gọi là ngày địa cực và đêm địa cực. Còn càng gần cực thì số ngày và đêm càng tăng, riêng ở 2 cực sẽ có 6 tháng ban ngày và 6 tháng ban đêm.

Ý nghĩa của 2 hiện tượng ngày và đêm

Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nối tiếp nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người trên Trái đất. Chúng góp phần duy trì các hoạt động từ vui chơi, giải trí, sản xuất, kinh doanh,…

Nếu ngày và đêm không nối tiếp nhau thì đồng nghĩa với việc Trái đất sẽ không quay quanh trục của nó nữa. Khi đó, một nửa bề mặt Trái Đất không còn được Mặt trời chiếu sáng dẫn đến một loạt các điều tệ hại như lạnh lẽo, lũ lụt, bão,… Với nửa còn lại bị Mặt trời chiếu sáng liên tục sẽ nóng dần lên gây hạn hán, thiếu nước, cháy rừng, núi lửa phun trào,… Do đó sự sống của con người sẽ kết thúc nếu hiện tượng ngày và đêm không tồn tại hoặc không nối tiếp nhau.

Nội dung trên đây, Kienthuctonghop.vnđã chia sẻ các kiến thức cũng như giải đáp đến bạn tại sao Trái đất có ngày và đêm. Có thể nói, ngày nối đêm luôn là hiện tượng tự nhiên và có từ lâu đời. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường cũng như hiệu ứng nhà kính đã gây lên các hậu quả khôn lường. Do đó, để bảo vệ sự sống trên Trái đất mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức và tuyên truyền chung tay bảo vệ môi trường.

Xem thêm:  Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở kèm hướng dẫn cách lập

||Bài viết liên quan khác:

  • [Giải đáp] Tại sao 1 tuần có 7 ngày?
  • Tại sao quả táo lại rơi xuống đất mà không phải sầu riêng
  • Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi
  • Tại Sao Thứ 2 Là Ngày Đầu Tuần Mà Không Phải Thứ 1
  • [Giải thích] Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.