Tà kiến – Chùa Hoằng Pháp

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tà kiến là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

“Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại; các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại; các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt”. (Kinh Tà Kiến, phẩm Chủng Tử, Tăng Chi Bộ).

Tà kiến

Tà kiến là cái thấy biết sai lệch. Nó là nguồn gốc của mọi bất thiện. Tất cả những điều tội lỗi có mặt trên đời là do nó. Bài kinh Chánh Tri Kiến thuộc Trung Bộ Kinh có giải về chánh kiến như sau: “Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bản bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bản thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này”. Tuệ tri ở đây không phải là hiểu biết suông, kiến thức mà nó là sự biết rõ nhờ nghe, suy tư và thể nghiệm. Kinh giải: bất thiện là sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, ác khẩu, tham dục, sân nhuế, tà kiến. Căn bản của bất thiện là tham, sân, si. Thiện là những điều ngược lại với bất thiện. Căn bản của thiện là không tham, không sân, không si. Không tuệ tri được các pháp đó, tức là bị tà kiến. Người thế gian do có tà kiến nên mới hằng ngày tạo vô số nghiệp tội. Vì tạo nghiệp tội nên phải chịu quả khổ mãi không thôi.

Trong kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh có nói đến 62 tà kiến, được chia như sau: tà kiến chấp theo quá khứ có 18 điều, 5 phần là thường kiến (có 4 nguyên do), thường vô thường kiến (có 4 nguyên do), biên vô biên kiến (có 4 nguyên do), vô ký kiến (có 4 nguyên do), vô nhân sinh kiến (có 2 nguyên do) và tà kiến chấp theo vị lai có 44 điều, 5 phần là hữu tưởng kiến (có 16 nguyên do), vô tưởng kiến (8 nguyên do), phi tưởng phi phi tưởng kiến (có 8 nguyên do), đoạn kiến (có 7 nguyên do), Niết-bàn hiện tại kiến (có 5 nguyên do). (Trích bản giải Siêu Lý Tiểu Học do HT. Tịnh Sự dịch). Để hiểu rõ hơn, quý vị hãy đọc kinh Phạm Võng. Sư Toại Khanh giảng bài kinh Phạm Võng đã gom 62 tà kiến thành 2 tà kiến là thường kiến và đoạn kiến. Sư giải thích như sau:

Xem thêm:  Tai nghe Airpods Rep 1.1 là gì ? Những điều cần biết - phukienxinxo

1. Thường kiến:

+ Tin vào cái tôi vĩnh cửu.

+ Tin vào một bề trên có toàn quyền sinh sát, một đấng sáng tạo hóa.

+ Tin vào một cứu cánh thoát khổ nào đó đi ngược với lý nhân quả.

2. Đoạn kiến:

+ Vô nhân kiến: cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên có, không do nhân quả gì hết.

+ Vô hành kiến: cho rằng thiện ác giống hệt nhau, chỉ là hành động mà thôi, có thể tha hồ sống và hành động theo ý thích.

+ Vô hữu kiến: cho rằng những gì mình không chứng minh được, không thấy không nghe là không có, không thật.

Hiểu đơn giản là một cái cho rằng chết rồi là còn mãi (ví dụ: người chết vẫn được làm người, vật chết vẫn làm vật) hay chết là lên thiên đường sống mãi mãi hay xuống địa ngục mãi mãi; một cái cho rằng chết rồi là mất hẳn. Do quan điểm sai lầm như thế, nên người ta mới sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, tham lam, sân nhuế, tà kiến, mê tín dị đoan mà không có sợ hãi nhân quả sẽ đến với mình. Do không có ánh sáng của đức Phật nên tà kiến như thế đã được nhiều người chấp nhận và rao giảng.

Kinh Pháp Cú có câu:

“Đường dài cho kẻ mệt Đêm dài cho kẻ thức Luân hồi dài, kẻ ngu Không biết chân diệu pháp”.

Vì không biết chân diệu pháp nên kẻ ngu cứ mãi tạo nghiệp, do tạo nghiệp nên kẻ ngu tiếp tục luân hồi, chịu nhiều khổ đau.

Xem thêm:  IB là gì? Phương thức giao tiếp nhanh chóng và tiện lợi

Kinh Chánh Tri Kiến còn dạy, xin được tóm gọn, đó là tuệ tri thức ăn, tập khởi thức ăn, đoạn diệt thức ăn, con đường đi đến đoạn diệt thức ăn. Tuệ tri về khổ, tập, diệt, đạo (Tứ diệu đế). Tuệ tri mỗi chi phần của 12 nhân duyên như tuệ tri về già chết, tập khởi của già chết, đoạn diệt của già chết, con đường đưa đến đoạn diệt già chết… Tương tự cho 11 chi phần còn lại là sinh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục xứ, danh sắc, hành, vô minh. Cuối cùng là tuệ tri lậu hoặc, tập khởi lậu hoặc, đoạn diệt lậu hoặc, con đường đi đến đoạn diệt lậu hoặc. Để hiểu rõ hơn, xin quý vị đọc kinh Chánh Tri Kiến trong Trung Bộ Kinh.

Tóm lại, không biết rõ về thiện ác, thức ăn, Tứ diệu đế, lý duyên khởi (nhân duyên, nhân quả), lậu hoặc tức là không có chánh tri kiến. Không có chánh kiến tức là tà kiến. Hành động, lời nói, suy nghĩ hợp với tà kiến là hành động tà, lời nói tà, suy nghĩ tà. Ví dụ: do không rõ thiện ác, nhân quả nên suy nghĩ tham của người, hận thù người, gây hại cho người, lời nói dối trá, lừa đảo, ma ranh, sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, xem tướng, bói toán, cúng sao giải hạn, cúng thần tài, các hình thức mê tín dị đoan trái luật nhân quả… Thế gian không thoát được khổ đau bởi vì tà kiến lẫy lừng mà trong kinh hay nói là rừng rậm tà kiến. Lý duyên khởi dạy: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này có thì cái kia có”. Suy ra, tà kiến sinh thì tà tư duy sinh, tà tư duy sinh thì tà ngữ sinh, tà ngữ sinh là tà nghiệp sinh, tà nghiệp sinh là tà mạng sinh, tà mạng sinh là tà tinh tấn sinh, tà tinh tấn sinh là tà niệm sinh, tà niệm sinh là tà định sinh, tà định sinh là tà trí sinh. Như vậy, tà sinh là tất cả các điều ác sinh, các điều thiện bị diệt mất.

Xem thêm:  Phan Mạnh Quỳnh tiết lộ ý nghĩa câu hát “Khi anh qua thung lũng”

Trăm người thế gian là trăm người muốn thoát khổ. Nguyên nhân không rõ thì không thể đoạn diệt khổ. Khổ sinh do nghiệp sinh, nghiệp sinh do vô minh sinh. Vô minh chính là tà kiến. Lý duyên khởi dạy: “Cái này diệt thì cái kia diệt, cái này không thì cái kia không”. Vì vậy, để diệt khổ thì phải diệt tà kiến. Diệt tà kiến là chỉ cần có chánh kiến, có chánh kiến là nhờ tuệ tri thiện ác, thức ăn, Tứ diệu đế, lý duyên khởi, lậu hoặc.

Đầu tiên là tìm hiểu các kinh nói về thiện ác, Tứ diệu đế, lý duyên khởi rồi tìm kiếm chú giải, hoặc sách, hoặc video giảng về các vấn đề trên. Sau đó, đọc nghe và nghiền ngẫm cho thông suốt. Cuối cùng, áp dụng thực hành trong đời sống hiện thực. Nếu tìm hiểu mà không thông thì phải tìm những bậc Thầy sáng suốt giải đáp.

Nếu muốn giác ngộ thì không thể bỏ qua việc tu tập chánh kiến, đoạn diệt tà kiến. Sư Toại Khanh giảng, để đoạn diệt tà kiến thì phải thường xuyên quán: “Mọi thứ có mặt, hiện hữu ở đời là do duyên”. Ví dụ con người và các loài động vật, thực vật sống được là nhờ vô số duyên như: mặt trời, ánh sáng, nhiệt độ, hơi ấm, khí hậu, thời tiết, không khí, nước, mưa, mây, gió, tầng ozon, sông, suối, núi, biển, hồ, ao, đất, cát, kim loại, các loại lực vật lý, trao đổi chất, di truyền, năng lượng, các định luật vật lý, hóa học, sinh học… Quán chiếu để thấy rõ bản chất của các pháp là không. “Không” không phải là không có mà “không” là không tự tánh, không độc lập, không bản ngã, không đấng sáng tạo. Chúng vận hành theo lý duyên khởi (lý duyên sinh và lý duyên diệt). Từ ví dụ này, chúng ta có thể suy nghĩ thêm nhiều ví dụ tương tự.

Với một chút kiến thức nho nhỏ, người viết xin được chia sẻ. Hy vọng, người có duyên sẽ đọc và yêu thích trong việc tu học Phật pháp. Cuối lời, kính chúc những người có duyên đọc bài viết này được nhiều sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống.

Tâm Huỳnh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.