Nghị luận về hiện tượng rừng bị tàn phá (8 Mẫu) – Văn 12

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Suy nghi ve rung bi tan pha chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nghị luận về nạn phá rừng gồm 8 mẫu kèm theo gợi ý cách viết mà Download.vn giới thiệu sẽ giúp các bạn lớp 12 tự tin không phải lo nghĩ quá nhiều về việc làm sao để viết được bài văn hay, ấn tượng nhất.

Nạn phá rừng hiện nay đang bị khai thác, có nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Việc tàn phá rừng làm biến đổi khí hậu xảy ra, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi trường,… Để hiểu rõ hơn về nạn phá rừng, mời các bạn cùng theo dõi TOP 8 bài văn nghị luận về nạn phá rừng dưới đây.

Dàn ý suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá

I. Mở bài:

– Giới thiệu tình hình chung về môi trường nói chung và tình trạng rừng bị tàn phá nói riêng

II. Thân bài:

– Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người.

– Thực trạng tình hình rừng bị tàn phá hiện nay.

– Nguyên nhân rừng bị tàn phá.

– Tác hại rừng bị tàn phá.

– Giải pháp để phòng tránh rừng bị tàn phá.

III. Kết bài:

– Liên hệ bản thân.

Viết đoạn văn ngắn về nạn phá rừng

Đất nước Việt Nam nổi tiếng với “Rừng vàng, biển bạc, đồng xanh” nhưng hiện nay, rừng đang bị khai thác, có nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và xóa sổ rừng. Con người ta bất chấp bản thân làm nhiều thứ vì tiền, trong đó có vấn nạn khai thác rừng trái phép. Phá rừng làm lớp đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, trở nên bạc màu giảm độ bảo vệ đất vì rừng giúp giữ đất. Ảnh hưởng đến khí hậu, cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ khiến tình trạng lũ lụt, hạn hán tăng.Phá rừng là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự nóng lên của trái đất, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải. Nhà nước cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng. Mỗi chúng ta cũng cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

Nghị luận về nạn phá rừng – Mẫu 1

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất.

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá – Mẫu 2

“Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu…” Đất nước Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn được coi là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những khu rừng đầy tiềm năng. Thế nhưng, hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những khu rừng ấy không còn được bảo vệ đúng cách nữa, thay vào đó, tình trạng phá hủy rừng đang diễn ra ngày một nhiều.

Rừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Rừng là lá phổi xanh, là nơi cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Bên cạnh cung cấp những dưỡng khí như CO2, thải ra những chất độc hại, rừng còn có những tiềm năng lớn về giá trị du lịch, kinh tế… Ngoài ra, đây còn là nơi trú ẩn, sinh sống của rất nhiều loài sinh vật. Rừng giúp chống nguy cơ bị thiên tai như lũ lụt, hạn hán, hạn chế xói mòn đất.

Với vai trò vô cùng lớn của rừng, đáng ra chúng ta phải cùng chung tay để bảo vệ lá phổi xanh ấy. Nhưng hiện nay, thực trạng rừng bị tàn phá đang để lại một tình trạng chung đáng lo ngại đối với cuộc sống của con người. Con người ngày nay đã không tiếc tay tàn phá những khu rừng. Họ khai thác rừng bừa bãi, chặt phá rừng liên tục. Tình trạng khai thác rừng, chặt phá để lấy gỗ. Họ phục vụ những mục đích cá nhân như để mở rộng diện tích canh tác, làm nương, làm rẫy, thu lợi nhuận từ việc bán gỗ, động vật quý hiếm. Tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân muốn vụ lợi cá nhân, tăng thêm thu nhập, làm ăn kinh tế cá nhân. Họ không biết rằng họ đang tự tay phá hủy đi chính cuộc sống của mình.

Tác hại có thể chưa thấy ngay trước mắt nhưng lâu ngày, sẽ trở thành vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên, việc phá hủy rừng là phá hủy đi những lợi ích lớn của nó. Ngoài việc mất đi nguồn không khí trong lành, việc phá rừng cũng khiến cho hậu quả của những thiên tai gây ra nặng nề hơn, làm cho cuộc sống người dân gặp phải vô vàn những khó khăn. Thêm vào đó, khi không có những tác nhân bảo vệ khỏi lũ lụt, tình trạng xói mòn đất cũng gia tăng. Bầu khí quyển vì thế mà cũng trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, sức khỏe của con người. Không chỉ vậy, mất rừng là mất đi nơi trú ngụ của những sinh vật quý hiếm.

Xem thêm:  Top 10 Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo mà em yêu quý (lớp 5) hay nhất

Đứng trước thực trạng đáng lo ngại của tình trạng phá hủy rừng, cùng với đó là những tác hại to lớn của hành động này, chúng ta cần có những suy nghĩ, hành động thiết thực. Trước hết, việc nhận thức của mỗi người là vô cùng quan trọng. Bản thân mỗi chúng ta cần nhận thức đúng, rõ về vai trò của rừng đối với cuộc sống mỗi con người. Chỉ khi nhận thức được điều ấy, chúng ta mới có những việc làm đúng đắn. Việc nhận thức cũng cần được tuyên truyền, phổ biến rộng khắp đối với mọi người để cùng nhau tạo nên những suy nghĩ tích cực. Sau đó là những việc làm thiết thực hơn như phê phán, tố cáo đối với những việc làm sai trái, phá hủy rừng. Việc tham gia, vào cuộc của chính quyền cũng như các cấp lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Chúng ta cần ban hành những luật định cụ thể về những hành vi tàn phá rừng bừa bãi cũng như có những biện pháp bảo vệ cụ thể. Việc tuyên truyền qua những phương tiện thông tin đại chúng cũng góp phần quan trọng chung tay bảo vệ rừng.

Cuộc sống của chúng ta là do chúng ta quyết định. Việc bảo vệ rừng cũng là việc bạn đang bảo vệ cuộc sống của bản thân mình. Tôi làm được, và tôi tin bạn cũng thế. Hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh, mẹ thiên nhiên của chúng ta.

Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá – Mẫu 3

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.

Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.

Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá – Mẫu 4

Đất nước ta vốn nổi tiếng là vùng đất với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với “Rừng vàng, biển bạc, đồng xanh” nhưng hiện nay, những cánh đồng không còn được người dân chăm chút nhiều nữa, biển thì thủy hải sản bị khai thác bừa bãi, trong đó còn có vấn đề ô nhiễm môi trường. Rừng thì lại bị khai thác, có nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng.

Rừng là lá phổi xanh, là nơi chứa đựng nguồn sống của cả con người lẫn các loài sinh vật khác. Tuy nhiên, khi xã hội ngày phát triển, nhu cầu vật chất của con người ngày càng cao đã dẫn đến các giá trị nhân văn bị đảo lộn. Con người ta bất chấp bản thân làm nhiều thứ vì tiền, trong đó có vấn nạn khai thác rừng trái phép

Họ – những con người không tiếc tay và nhẫn tâm của mình tàn phá rừng, họ liệu có nhận thức được hành động của mình là sai trái. Rừng là nơi chứa đựng sự đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật, rừng còn có các cây thuốc quý hữu ích cho cuộc sống, sức khỏe của con người. Tàn phá những cánh rừng những loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Rừng là nơi chung sống của các loài động vật, phá rừng, các loài sinh vật sẽ có nguy cơ bị suy giảm mạnh về số lượng do không còn nơi sinh sống, trú ngụ.

Phá rừng làm lớp đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, trở nên bạc màu giảm độ bảo vệ đất vì rừng giúp giữ đất. Ảnh hưởng đến khí hậu, cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều, làm mất đi oxi vì cây quang hợp lọc chất CO2 thành O2 tạo nên sự cân bằng khí CO2 và O2, khiến tình trạng lũ lụt, hạn hán tăng. Rừng – lá phổi xanh bị phá hủy, trong khi đó tình trạng xả rác, khí hại ra môi trường ngày càng ra tăng thì vấn đề môi trường sẽ dễ gây lên đến đỉnh điểm của sự báo động. Phá rừng là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự nóng lên của trái đất, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính

Xem thêm:  Top 10 Bài phát biểu tiệc tất niên công ty hay và ý nghĩa nhất

Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở tất cả các nước phát triển lẫn đang phát triển khi biết sử dụng khai thác nguồn lợi từ gỗ, cây thuốc, động, thực vật một cách hợp lý và có sự tái tạo. Tuy nhiên, con người hiện nay lại không nhận thức rõ được tầm quan trọng của rừng, tình trạng khai thác rừng bừa bãi trở thành đề tài nóng. Bởi vậy, là chính con người chứ không phải ai đã tự tay hủy hoại đi cuộc sống tốt đẹp của họ. Tàn phá rừng một cách không thương tiếc, chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân mà bán đứng cả cộng đồng. Cuộc sống lâu dài, giá trị của dân tộc, của thiên nhiên đều vì sự tàn phá rừng mà mất đi cả.

Hiện nay, các phương tiện truyền thông, báo chí truyền hình cũng đã có nhiều hành động thiết thực, vào cuộc để phản ánh tình trạng khai thác rừng hiện nay, các hành vi, nguyên nhân và hậu quả, đồng thời tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức của họ biết về nguồn lợi khi có rừng, để có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.

Mỗi chúng ta cũng cần có những nhận thức đúng đắn để chung tay cùng cộng đồng ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ, chặt phá rừng bừa bãi. Phá rừng để xây dựng khu công nghiệp, để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy…để thu lợi bán từ bán gỗ, động vật quý hiếm. Cái giàu cái lợi phục vụ một bộ phận cá nhân sẽ khiến cho cả xã hội phải chịu chung hậu quả

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ rừng, đó cũng chính là đang bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.

Rừng còn là tài nguyên còn, chất lượng cuộc sống còn, bởi vậy hãy chung tay vì những cánh rừng xanh tươi, vì những cuộc đời xanh tươi.

Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá – Mẫu 5

Rừng nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho thế giới. Nước ta là một nước may mắn với diện tích rừng rộng lớn. Tài nguyên rừng đem lại cho đất nước ta rất nhiều lợi ích. Nhưng rừng là hữu hạn, và con người đang không ngừng phá hoại đi nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng này. Tình trạng tàn phá rừng bừa bãi gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong cuộc sống con người.

Rừng có rất nhiều vai trò và tác dụng. Trong đó phải nói tới rừng là cơ sở để phát triển kinh tế – xã hội mà còn giữ vai trò chức năng sinh thái cực kì quan trọng. Về mặt kinh tế, rừng đem lại cho con người nguồn tài nguyên vô cùng lớn. Từ việc khai thác gỗ để xuất khẩu hay sản xuất những đồ gia dụng. Cho đến cung cấp những loài động, thực vật sống trong rừng cho con người khai thác. Từ xưa đến nay, con người khi chưa có sự phát triển, chưa tìm kiếm, sản xuất ra được những nguyên vật liệu thì gỗ là một trong những nguyên vật liệu quan trọng của con người. Người ta dùng gỗ để làm nhà, dùng lá cây để làm mãi nhà, mà gỗ thì được khai thác từ rừng. Cho đến thực phẩm sinh hoạt hàng ngày, rất nhiều loại động thực vật con người đều có thể bắt được trong rừng.

Rừng còn là nơi sinh trưởng của rất nhiều cây thuốc, giúp con người có thể chế biến thuốc cho cuộc sống hàng ngày. Tài nguyên về mặt kinh tế mà rừng đem lại cho con người là vô cùng lớn. Hơn thế nữa, rừng còn có vai trò điều hòa sinh thái, giúp con người vượt qua thiên tai, bão lũ. Với khả năng tái tạo không ngừng, rừng là một hệ sinh thái vô cùng tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. Chức năng sinh thái của rừng thể hiện ở việc rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy trong khí quyển giúp con người hấp thụ, duy trì sự màu mỡ của đất, đảm bảo lượng nước trong đất. Hơn thế nữa, rừng còn ngăn trở lũ phá hoại, xói mòn trên diện rộng.

Những gì rừng đem lại cho cuộc sống con người là vô cùng lớn, ở nước ta, rừng còn giúp chúng ta rất nhiều trong những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Rừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tai mắt của địch, cung cấp nguồn thức ăn cho quân đội… những gì mà rừng đem lại cho cuộc sống con người, cho đất nước ta là vô cùng lớn.

Nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, dân số không ngừng tăng cao. Con người ngày càng đánh mất, tàn phá nghiêm trọng tài nguyên rừng mà thiên nhiên ban tặng này. Việc dân số tăng nhanh khiến cho đất sử dụng trong cuộc sống càng ngày càng giảm bớt, con người chặt phá rừng để khai thác nguồn tài nguyên đất ở. Hơn thế nữa, vì giá trị kinh tế vô cùng lớn, việc khai thác rừng bừa bãi vẫn đang diễn ra hàng ngày. Đất nước ta là đất nước bước ra từ trong chiến tranh, diện tích rừng bị bom đạn tàn phá cũng là vô cùng lớn.

Do tình trạng dân số tăng nhanh, người dân chúng ta dân trí còn kém, hơn thế nữa cuộc sống của rất nhiều người đều dựa vào rừng. Cho nên, họ không để tâm tới sự mất mát, tàn phá nghiêm trọng của rừng mà chỉ muốn khai thác để cải thiện đời sống. Chính bởi vì vậy, diện tích rừng của nước ta mỗi năm đều giảm đi một cách đáng kể, và dần dần gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Rừng là nguồn tài nguyên hữu hạn, tuy rừng có thể tái sinh được, nhưng đó là một quá trình lâu dài chứ không phải nhất thời. Mà thiên tai thì năm nào cũng có, và chúng ta có thể thấy, tính chất của thiên tai ngày càng ác liệt hơn. Những cơn lũ quét ở vùng núi đã không còn có rừng ngăn cản, hậu quả là việc sạt lở đất, gây hậu quả nghiêm trọng. Rất nhiều người chết, mùa màng mất trắng. Con người càng ngày càng phải chịu những thảm họa không ngừng. Trái đất nóng lên, không khí bị ô nhiễm. Tất cả những điều đó đều do việc rừng bị tàn phá nặng nề, không thể điều hòa không khí được nữa.

Rừng đem lại cho chúng ta những điều vô giá, nhà nước ta đã và đang có những chính sách cụ thể để khắc phục tình trạng tàn phá rừng. Những giải pháp đã được đề ra, từ việc giao đất lâm nghiệp cho người dân, tới việc trồng thêm những cánh rừng mới. Tất cả đều vì việc giữ gìn và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Nhưng thiết nghĩ, quan trọng nhất phải là ở mỗi tổ chức, cá nhân sống nhờ rừng. Hãy biết trân trọng nguồn tài nguyên quý báu này, khai thác một cách có hiệu quả, có như vậy chúng ta mới có thể đẩy lùi thiên tai, vừa bảo vệ được rừng, vừa có nguồn lợi kinh tế lâu dài.

Đừng vì cái lợi trước mắt mà phá vỡ sự cân bằng của thiên nhiên. Chúng ta phải biết làm việc có hiệu quả, không vì bản thân chúng ta. Mà đó còn là vì tương lai của những thế hệ sau nữa. Hãy biết quý trọng những giá trị tốt đẹp mà rừng đem lại, để cho cuộc sống của chúng ta, luôn xanh ngát như những cánh rừng bao la.

Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá – Mẫu 6

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.

Thật ra cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đâu rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái. Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.

Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.

Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lý tưởng cho con người.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Anh thanh niên hay nhất (Sơ đồ tư duy + 20 mẫu)

Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa… Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mới có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trồng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.

Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.

Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá – Mẫu 7

Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kỳ diệu của muôn cây lá khác nhau. Vì vậy nhân dân ta đã có câu “rừng vàng, biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì?

Một số người không tin rằng: tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình. từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống, để người hít thở sử dụng. Hiện nay, nạn phá rừng đang là mối lo cho các nhà sinh thái.

Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng cây. Rừng còn là kho dược liệu vô cùng quý giá thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra vô số các loài quý hiếm. Rừng phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, nơi cắm trại lý tưởng cho mọi người. Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào. Nhưng quan trọng hơn hết rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo khí Oxi – một thứ khí rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là 1 “nhà máy lọc bụi tối tân nhất” mà chưa có 1 nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động của thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, nước. Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc làm tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc, đắng cả miệng khắp nơi chỉ thấy có gió và cát bụi bay mịt mù. Lúc đó sao mà thèm một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy 1 ngọn núi toàn là đá, (có cây đâu mà giữ đất). Nguy hiểm hơn cả là vấn đề khí thở. Hằng ngày trên thế giới có biết bao nhiêu là nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không khí ô nhiễm dưới cái nắng chang chang, xung quanh chẳng có 1 tí bóng râm nào, chỉ toàn là khối bê-tông xám xịt, cao ngất che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng 1 khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cứng lại, và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dẫu nhà cao cửa rộng, dẫu vàng bạc chất chồng, con người chỉ mong một cách rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi, mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại, nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lụt xảy ra khắp nơi. Ngay thời điểm bây giờ, ở nước ta, lũ lụt và bão đang hoành hành ở nhiều nơi nguyên do cũng tại phá rừng. Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, sự đa dạng sinh học mất dần, nhiều loài động thực vật rơi vào tình trạng tuyệt diệt. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi. Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới. Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hội nghị quốc tế thượng cũng họp chỉ để bàn về 1 vấn đề duy nhất: bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều cách khác nhau. Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì? Quá rõ: giảm thiểu việc khai thác rừng ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ rừng tốt hơn trong việc bảo vệ rừng. Không quá trễ để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không quá sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không để “nước đến chân mới nhảy”, lúc đó là quá muộn, con người đã tự giết mình.

Vậy “Tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình”, tự hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta và cả một thế hệ tương lai.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.