Nghị luận “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực” (William

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Suy nghi ve cau noi cua william s peare khong di san nao quy gia bang long chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

nghi-luan-khong-di-san-nao-quy-gia-bang-long-trung-thuc-william-shakespeare

Nghị luận “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực” (William Shakespeare)

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Thomas Jefferson từng nói: “Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ”. Còn nhà văn William Shakespeare cũng nhận định: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Trung thực là hạt giống của mọi thiện cảm. Sống có lòng trung thực chính là lối sống cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

1. Giải thích nhận định:

– “di sản”: tài sản quý gái của thế hệ trước để lại.

– “lòng trung thực”: tôn trọng sự thật, sống thật thà, ngay thẳng, không giả dối.

→ Sống thật thà, ngay thẳng, không tham lam, giả dối là lối sống tốt đẹp. Đó là tài sản quý giá nhất của con người.

Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình.

2. Bàn luận nhận định:

* Tại sao lòng trung thực lại là di sản quý giá của con người:

– Trong xã hội: trung thực là một đức tính cần thiết với con người trong xã hội hiện nay, trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội .

– Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội.

– Lối sống trung thực giúp con người nhận ra những khuyết điểm của bản thân để không ngừng hoàn thiện chính mình trở thành con người bản lĩnh thực thụ. Sống thiếu trung thực, con người sẽ góp phần gây ra những tệ nạn, tiêu cực, bất công trong xã hội; tham ô, hối lộ, buôn lậu, bán hàng gian hàng giả, gian lận trong thi cử, lừa đảo, v.v….

Xem thêm:  Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc

– Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó.

– Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

– Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

* Rèn luyện đức tính trung thực như thế nào?

– Luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.

– Xây dựng một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

– Khi làm sai phải biết nhận lỗi và tìm cách sửa chữa. Không ai sống mà không có lỗi lầm. Lỗi lầm giúp con người nhìn nhận lại bản thân, sửa sữa và khắc phục hậu quả do hành động sai trái gây ra. Biết nhận lỗi là một hành động cao quý. Biết khắc phục lỗi lầm là hành động của nhân đức. Hãy xoa dịu những vết thương nếu ta lỡ lầm gây ra nó. Điều đó sẽ gắn kết con người lại với nhau.

– Sống luôn tôn trọng sự thật, không xu nịnh bợ đỡ người khác để vụ lợi cho bản thân mình. Né tránh sự thật không có lợi cho mình, xu nịnh người có chức quyền, đè nén người nghèo khó là hành động của kẻ yếu đuối và hèn kém. Hãy sống mạnh mẽ, hãy đứng bằng đôi chân của chính mình, tôn trọng sự thật và công lý thì mới có thể thành công và nhận lấy tình yêu thương trong cuộc sống.

Xem thêm:  Giáo viên có được hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không? - LuatVietnam

– Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Lòng tham chính là bản năng của con người. Nó như ngọn lửa nóng bỏng thôi thúc con người chiếm đoạt về phần mình những lợi ích. Chế ngự được lòng tham mới có thể làm được người tốt đẹp. Không chế ngự được lòng tham tất sẽ rước họa vào thân.

3. Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:

– Trong cuộc sống, nhiều người chỉ vì lợi ích của bản thân mà sống thiếu trung thực. Họ tham lam, giả dối, sẵn sàng hạ thấp người khác, nói sai sự thật, làm ăn gian dối, bất chấp đạo lí và pháp luật để thu lợi về mình. Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

4. Bài học nhận thức và hành động

– Trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.

– Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.

– Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

– Lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên. Biểu dương những việc làm trung thực.

  • Kết bài:

“Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để sống trung thực”. Kẻ yếu đuối tin vào may mắn, người mạnh mẽ tin vào nhân quả. Cuộc sống luôn công bằng, người dối trá sẽ nhận lấy hậu quả, người trung thực sẽ được đền đáp xứng đáng. Không có thành quả nào được hình thành bền vững bởi sự giả dối của con người. Bởi thế, hãy luôn sống trung thực với chính mình, với mọi người và với cuộc đời.

Tham khảo:

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Xem thêm:  2 bài văn Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục

Đức tính trung thực là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất nhũng loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… Người trung thực sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy.

Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Nghị luận về đức tính trung thực

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.