Thông số sRGB là gì? Có gì khác gì so với Adobe RGB và DCI-P3?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Srgb la gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Khi sử dụng các thiết bị điện tử như PC, laptop, TV,… chắc hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến thông số sRGB. Vậy sRGB là gì? Thông số này có nghĩa như thế nào? sRGB và Adobe RGB khác gì nhau? sRGB và DCI-P3 khác gì nhau? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bài viết được tham khảo từ các chuyên trang công nghệ: TipsMake, Pixelz, Trusted Reviews và BenQ.

Xem thêm: JPEG là gì? JPEG khác gì JPG và PNG? Định dạng hình ảnh nào tốt nhất?

sRGB là gì? Thông số này có ý nghĩa như thế nào?

sRGB là viết tắt của Standard Red Green Blue (trong đó RGB là viết tắt của Red Green Blue), sRGB là tập hợp các dải màu trong không gian mà mắt thường có thể nhìn thấy và còn được gọi là color space (không gian màu) hay color gamut (độ phủ màu). sRGB được phát triển bởi HP và Microsoft vào năm 1996 với mục đích chuẩn hóa màu sắc thể hiện trên màn hình của các thiết bị điện tử. Đây là không gian màu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành, phần mềm, PC và máy in…

Chuẩn màu sRGB cung cấp khoảng 16.7 triệu màu trên màn hình giúp hiển thị một cách chân thực và chính xác các đặc điểm của hình ảnh trên màn hình, hạn chế tối đa sự khác biệt giữa hình ảnh hiển thị với thức tế.

Trên thực tế, không gian màu sRGB dựa trên mô hình màu của RGB (đỏ, lục, lam), khi ba màu này kết hợp với nhau có thể pha trộn và tạo ra các màu khác. sRGB bao gồm một lượng thông tin màu cụ thể, thông tin này sẽ được sử dụng để tối ưu hóa và hợp lý hóa màu sắc giữa các thiết bị và nền tảng kỹ thuật, chẳng hạn như màn hình máy tính, máy in và trình duyệt web.

Khi một thiết bị điện tử được cam kết rằng bao phủ một tỷ lệ nhất định của hệ màu sRGB nghĩa là bạn có thể nhận biết bao nhiêu không gian màu sRGB mà màn hình có thể tái tạo. Mặt khác, ngoài sRGB còn có các hệ màu phổ biến khác như Adobe RGB và DCI-P3, cả hai đều có không gian màu rộng hơn và nhiều màu hơn sRGB.

Xem thêm:  TOP 9 kiểu tóc dài thẳng vừa đẹp lại chảnh hết nấc - ALONGWALKER

sRGB: Tiêu chuẩn màu truyền thống

sRGB đã được Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) tiêu chuẩn hóa vào năm 1999 và có thể được xác định bằng hình tam giác trên Sơ đồ sắc độ CIE XY 1931 được tạo bởi Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế (CIE). Mục đích tiêu chuẩn hóa gam màu là để giúp cho việc tái tạo màu dễ dàng hơn. Bạn thấy đấy, nếu tất cả các thiết bị điện tử đều dựa trên gam màu sRGB thì hình ảnh được tái tạo sẽ nhất quán trên các thiết bị.

Khả năng này nhờ vào việc các thiết bị có cùng khả năng ghi (tất nhiên là có một tiêu chuẩn thích hợp) hiển thị hoặc in cùng một dải màu. Vì vậy đối với cùng một hình ảnh, sự biến đổi màu sắc được tái tạo trên các thiết bị khác nhau sẽ được hạn chế, từ đó có thể quản lý màu sắc hoặc đạt được độ trung thực của màu sắc.

Phạm vi màu tiêu chuẩn của sRGB là hình tam giác viền trắng, nếu bạn muốn xem một hình ảnh có các màu nằm bên ngoài hình tam giác được vẽ trong sơ đồ thì những màu bổ sung đó có thể sẽ không chính xác và không bão hòa. Ngoài ra, các hệ màu phổ biến khác cũng được biểu hiện trong sơ đồ.

Bên cạnh đó, không gian màu sẽ xác định phạm vi màu thông qua các tọa độ cụ thể trên sơ đồ. Cụ thể, tọa độ màu sRGB dựa trên tiêu chuẩn BT.709 của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union Radiocommunication Sector- ITU-R), còn được gọi là Rec.709 và ITU 709 và HDTV (truyền hình độ nét cao). Hiện tại, sRGB vẫn là không gian màu tiêu chuẩn cho màu 8 bit. Tuy nhiên đối với các màn hình hiện đại hơn có thể tạo ra màu 10 bit hoặc 12 bit, cũng có thể hỗ trợ HDR và cung cấp dải màu rộng hơn nhiều so với sRGB.

sRGB so với DCI-P3 và Adobe RGB

Trong khi sRGB được xem là tiêu chuẩn truyền thống trong các màn hình hiển thị và internet thì DCI-P3 được xem là chuẩn màu của điện ảnh, Adobe RGB là tiêu chuẩn trong in ấn và đồ họa.

  • sRGB và Adobe RGB

Trước tiên, chúng ta hãy nói về Adobe RGB. Adobe RGB là một không gian màu được phát triển bởi Adobe Systems vào năm 1998, được phát triển để tối ưu hóa hệ màu CMYK sử dụng trong máy in. Adobe RGB bao phủ khoảng 50% không gian màu CIE XYZ, điều này cũng có nghĩa là gam màu của Adobe RGB rộng hơn so với sRGB, chỉ khoảng 30%. Adobe RGB có phạm vi màu rộng hơn theo hướng của màu xanh lá cây so với sRGB, cho phép sự biểu hiện của màu sắc với độ bão hòa hơn. Vì vậy, Adobe RGB thích hợp để thể hiện màu sắc phong phú như: vùng nước nông hoặc cây xanh

Xem thêm:  Nhân hóa là gì? Có những biện pháp nhân hoá nào

Thực tế thì Adobe RGB không thích hợp để chụp ảnh và sử dụng Adobe RGB là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến màu sắc không khớp giữa màn hình và bản in. Lý giải cho điều này là vì gần như tất cả các màn hình từ máy tính, điện thoại đến tivi đều dựa trên không gian màu sRGB, vì thế nếu bạn sử dụng Adobe RGB trên màn hình sRGB, màu sắc cho ra sẽ rất tệ và khiến bạn thất vọng.

Mặc dù Adobe RGB không phải là tiêu chuẩn quốc tế nhưng lại phổ biến trong các môi trường chuyên nghiệp vì dải màu này cung cấp nhiều màu sắc hơn và hơn hết là được phát triển bởi Adobe nên nhìn chung sẽ hấp dẫn và phù hợp hơn với người dùng phần mềm Adobe Photoshop. Nếu bạn sử dụng Adobe RGB, bạn hãy nhớ chuyển đổi trở lại sRGB khi xuất bản hoặc khi chi sẻ trên internet nếu không, ảnh sẽ bị xỉn màu hơn so với sRGB.

  • sRGB và DCI-P3

Mặc dù có nhiều lựa chọn phổ biến nhưng Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình (SMPTE) đã chọn ra mắt chuẩn màu riêng: DCI-P3. Độ bao phủ màu DCI-P3 còn được gọi với cái tên P3 hay Display P3 là tên viết tắt của Digital Cinema Initiative – Giao thức 3, được ra mắt vào năm 2020. DCI-P3 có dải màu rộng hơn gần một phần tư so với dải màu của chuẩn sRGB. Về khả năng tương thích, chuẩn màu DCI-P3 tương thích với tất cả các máy chiếu kỹ thuật số thuộc lĩnh vực điện ảnh.

Giống như Adobe RGB, P3 là một giải pháp thay thế gam màu rộng cho sRGB. DCI-P3 có gam màu rộng hơn 25% so với sRGB và DCI-P3 có thể xử lý màu 10-bit, cung cấp nhiều màu sắc, đem lại hình ảnh trong bão hòa, rực rỡ hơn, đây cũng là chìa khóa cho HDR. Nói về HDR, DCI-P3 cũng là hệ màu mà HDR sử dụng, vì vậy nếu bạn muốn có màn hình HDR tốt nhất thì DCI-P3 là một lựa chọn tối ưu.

Xem thêm:  Niềm tin là gì? Sức mạnh, ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống

P3 có khả năng tái tạo dải màu rộng hơn sRGB và gần giống như Adobe RGB. Cũng giống như Adobe RGB, làm việc với P3 sẽ khá khó khăn nhưng nếu bạn có kinh nghiệm trong việc sử dụng, quản lý màu sắc, bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời với gam màu rộng.

Tổng kết

Việc lựa chọn độ phủ màu nào phụ thuộc vào quy trình làm việc và yêu cầu của bạn. sRGB là tiêu chuẩn cơ bản phổ biến nhưng nếu bạn công việc của bạn liên quan đến đồ họa, Adobe RGB là sự chọn hợp lý nhất, còn nếu là các công việc liên quan đến video thì P3 là một phương án tốt. Mỗi chuẩn màu đều có những lợi thế của riêng mình vì thế chỉ cần bạn sử dụng phù hợp, bạn sẽ có được những trải nghiệm tốt nhất. Bạn nghĩ thế nào về chuẩn màu sRGB? Bạn thấy sRGB tốt hơn hay Adobe RGB và P3 tốt hơn? Hãy để lại cảm nghĩ cho mình biết với nhé!

Nguồn: TipsMake, Pixelz, Trusted Reviews và BenQ.

Xem thêm: LDAC là gì? Tìm hiểu lợi ích của LDAC khi truyền âm thanh không dây

Biên tập bởi Quốc Huy Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân

Bài viết liên quan
  • Liệu bạn có đang phân vân việc ‘chi hầu bao’ ra mua laptop hay máy tính bảng không? 2

    8 giờ trước

  • Hoạt động trải nghiệm Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 Light tại Thế Giới Di Động

    11 giờ trước

  • Chế độ Sleep Mode: Tiện ích hay nguy cơ bảo mật tại công ty? Liệu bạn đã rõ chưa?

    1 ngày trước

  • Acer Hummingbird Fun 2023 ra mắt: Chip Intel Core i5 thế hệ 13, giá chưa tới 14 triệu

    1 ngày trước

  • Lý do MacBook Pro 13 inch năm nay chưa thể bị loại bỏ bởi MacBook Air 15 inch

    3 ngày trước

  • MacBook Air 15 inch chạy chip M2 lộ diện, dự kiến ra mắt tại WWDC 2023

    3 ngày trước

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.