Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo) – Ngữ văn 12 – HOC247

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Soan bai luat tho tiep theo chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

  • Trong luật thơ, tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ, sự phối hợp thanh điệu, sự liên kết bằng vần của tiếng, sự đối lập hay kết dính ở dòng trước với dòng sau, cách ngắt nhịp thơ,…đều trở thành những quy tắc của thơ ca truyền thống, đặc biệt là các thể thơ Đường luật. Thơ hiện đại đã biến đổi nhiều, tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn dựa trên các quy tắc của thơ truyền thống.

Câu 1: So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Bài thơ mặt trăng:
    • Số tiếng: 5, số dòng: 8 (thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dòng).
    • Vần: một vần (độc vận), vần cách.
    • Nhịp: nhịp lẻ 2/3.
    • Hài thanh: luân phiên B – T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2, thứ 4.
  • Đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
    • Số tiếng: 5, số dòng: mỗi khổ 4 dòng hoặc 5 dòng.
    • Vần: có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể; lớn, lên).
    • Nhịp: 1/2/2, 2/3 hoặc 3/2.

⇒ Như vậy hai bài thơ giống nhau về số tiếng trong một dòng (5 tiếng), đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách,…Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng. Những yếu tố còn lại là khác nhau.

Xem thêm:  Bài văn mẫu Suy nghĩ về ý kiến: Để đạt được điều bạn chưa bao giờ

Câu 2: Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống.

Đưa người / ta / không đưa qua sông,

Sao / có tiếng sóng / ở trong lòng?

Bóng chiều / không thắm / không vàng vọt

Sao / đầy hoàng hôn / trong mắt trong?

  • Gieo vần:
    • Thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân. Bài thơ trên gieo vần lưng (sông, sóng ; bóng, trong), vần liền (lòng, bóng).
  • Ngắt nhịp:
    • Thơ thất ngôn truyền thống: ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
    • Bài thơ trên ngắt nhịp: 2/1/4, 1/3/3.

⇒ Sự đổi mới sáng tạo ở chỗ: luật thơ không ràng buộc nghiêm ngặt như trong thơ truyền thống.

Câu 3: Ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương.

Câu 4: Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới.

  • Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:
    • Gieo vần: sông – dòng: vần cách
    • Nhịp: 4/3
    • Hài thanh:
      • Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T
      • Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B -T – T – B
      • Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T

⇒ Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt .

Sóng gợn tràng giang / buồn điệp điệp

T T B B B T T

Con thuyền xuôi mái / nước song song

Xem thêm:  Nghị luận về nghiện game online (28 Mẫu) - Văn 9 - Download.vn

B B B T T B B

Thuyền về nước lại / sầu trăm ngả

B B T T B B T

Củi một cành khô / lạc mấy dòng.

T T B B T T B

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luật thơ (tiếp theo) để củng cố hơn nội dung bài học.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.