Soạn bài Chiều xuân – Soạn văn 11 tập 2 tuần 24 (trang 51)

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Soan bai chieu xuan soan van 11 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Bài thơ Chiều xuân đã khắc họa vẻ đẹp của chiều xuân bình dị, mộc mạc. Đồng thời diễn tả tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Chiều xuân

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chiều xuân, mời các em học sinh cùng tham khảo sau đây.

Soạn văn Chiều xuân

I. Tác giả

– Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

– Tuổi thơ, Anh Thơ thường gắn bó với ruộng đồng quê hương.

– Anh Thơ yêu thích văn học từ nhỏ, và chịu ảnh hưởng một phần của gia đình bên ngoại (ông ngoại là cụ Phó bảng Kiều Oánh Mậu) lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang diễn ra sôi nổi.

– Anh Thơ tìm đến thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xã hội đương thời.

– Từ năm 1937, Anh Thơ đã có thơ đăng báo Đông phương, Tiểu thuyết thứ năm, Ngày nay, Phụ nữ.

Xem thêm:  Lí tưởng sống của thanh niên thời chống Mĩ qua hai nhân vật Tnú và

– Nhà thơ được tặng giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939.

– Sở trường của bà là viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta.

– Năm 2007, Anh Thơ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ, 1941), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi ký – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Chiều xuân được rút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

2. Thể thơ

Bài thơ Chiều xuân thuộc thể thơ tám chữ.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Khổ thơ đầu: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.

– Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

– Phần 3. Khổ thơ thứ ba: Bức tranh chiều xuân trên đồng lúa.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó. (Gợi ý: Đây là bức tranh “chiều xuân” với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta)

Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên:

– Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả với trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.

Xem thêm:  Đáp án Câu hỏi hội thi công ước Luật biển Việt Nam

– Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa…

– Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.

=> Làng quê Bắc Bộ ngày xuân được khắc họa với hình ảnh đặc trưng.

Câu 2. Anh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ. Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào?

– Không khí thơ mộng, tĩnh lặng được thể hiện qua:

  • Hình ảnh thôn quê êm dịu, hiền hòa…
  • Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…
  • Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò bụt bay ra.

– Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai: hệ thống từ láy như “im lìm”, “tơi bời”, “vu vơ”, “rập rờn”, “chốc chốc”…

Câu 3. Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ láy đó.

– Các từ láy trong bài: “im lìm”, “tơi bời”, “vu vơ”, “rập rờn”, “chốc chốc”…

– Tác dụng:

  • Diễn tả tinh tế trạng thái của các sự vật, hiện tượng.
  • Đem lại hình ảnh gợi hình, gợi cảm và nhịp điệu êm ả của cuộc sống nơi miền quê Bắc Bộ.
Xem thêm:  Nghị luận xã hội 200 chữ về sự cao thượng - Thủ thuật
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.