SO3 + H2O → H2SO4 – THPT Lê Hồng Phong

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về So3 ra h2so4 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

SO3 + H2O → H2SO4 được THPT Lê Hồng Phong biên soạn là phương trình phản ứng SO3 ra H2SO4 khi cho SO3 tác dụng với H2O. Đây cũng chính là giai đoạn cuối trong sơ đồ điều chế H2SO4 trong công nghiệp. Hy vọng qua phương trình này bạn đọc sẽ biết cách viết và cân bằng phản ứng. Cũng như quá trình điều chế H2SO4 trong công nghiệp. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình SO3 ra H2SO4

2. Điều kiện phản ứng SO3 ra H2SO4

Nhiệt độ thường

3. Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp

FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4

Bạn đang xem: SO3 + H2O → H2SO4

Phương trình hóa học

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

2SO2 + O2(k) → 2SO3(k)

SO3 + H2O → H2SO4

4. Lưu huỳnh trioxit SO3

a. Tính chất vật lí

Điều kiện thường, SO3 là chất lỏng, không màu.

Nhiệt độ nóng chảy: 17oC; nhiệt độ sôi: 45oC.

Tan vô hạn trong nước và trong axit H2SO4.

b. Tính chất hóa học SO3

Là 1 oxit axit

Tác dụng với nước → dung dịch axit

SO3 + H2O → H2SO4

Chú ý: H2SO4 là 1 axit mạnh và có tính oxi hóa mạnh.

Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfat và hiđrosunfat)

SO3 + KOH → KHSO4

Xem thêm:  Nên làm gì vào ngày lễ Thất Tịch? - Nhadautu.vn

SO3 + 2KOH → K­2SO4 + H2O

SO3 + NaOH → có thể tạo 2 muối: muối axit hiđrosunfat (chứa ion HSO4-); muối trung hòa sunfat (chứa ion SO42-) tùy tỉ lệ.

Tác dụng với oxit bazơ → muối:

SO3 + BaO → BaSO4

c. Ứng dụng

Là sản phẩm trung gian để sản xuất axit H2SO4 có tầm quan trọng bậc nhất trong công nghiệp.

d. Điều chế

Trong công nghiệp:

Phương pháp: oxi hóa SO2 ở nhiệt độ cao.

Phương trình hóa học: 2SO2 + O2 ⇄ 2SO3 (điều kiện: 450 – 500oC; xúc tác: V2O5).

e. Nhận biết

Thuốc thử: dung dịch BaCl2

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa.

Phương trình hóa học: SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4­↓ + 2HCl

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Sơ đồ điều chế H2SO4 trong công nghiệp là:

A. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4

B. S → SO2 → SO3 → H2SO4

C. FeS2→ S → SO2 → SO3 → H2SO4

D. S → H2S →SO2 → SO3 → H2SO4

Câu 2. Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được 196 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 15%. Khối lượng m gam SO3 là

A. 20g

B. 15g

C. 25g

D. 10g

Câu 3. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol H2SO4 vào dung dịch Y chứa 1 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Không màu

D. Màu tím

Câu 4. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?

A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2

Xem thêm:  Tua vít là gì? Có công dụng gì? Các loại tua vít phổ biến?

B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2

C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2

D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2

Câu 5. Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?

A. Muối natri sunfit và axit cacbonic

B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric

C. Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric

D. Muối natri sunfat và muối đồng (II) clorua

Câu 6. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO.

B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .

C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.

D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.

Câu 7. Dãy các chất tác dụng đuợc với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. MgO, K2O, CuO, Na2O

B. CaO, Fe2O3, K2O, BaO

C. CaO, K2O, BaO, Na2O

D. Li2O, K2O, CuO, Na2O

————————

……………………………

Trên đây THPT Lê Hồng Phong đã giới thiệu SO3 + H2O → H2SO4 tới các bạn, đây cũng chính là phương trình qua trọng trong giai đoạn cuối sản xuất H2SO4. Ngoài ra để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, THPT Lê Hồng Phong xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà THPT Lê Hồng Phong tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.