R-STP-MM-I-C: Công thức quản trị Marketing tổng thể cho Marketers

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Rstpmmic là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nếu bạn là người làm Marketing, có thể bạn sẽ luôn muốn tìm kiếm những công thức hay mô hình quản trị Marketing để áp dụng cho doanh nghiệp của mình, R-STP-MM-I-C (RSTPMMIC) là một trong số đó.

R-STP-MM-I-C: Công thức quản trị Marketing tổng thể
R-STP-MM-I-C: Công thức quản trị Marketing tổng thể

Mô hình quản trị Marketing R-STP-MM-I-C là từ viết tắt của Research (nghiên cứu chị trường) – Segmentation (Phân khúc thị trường mục tiêu) – Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu) – Positioning (Định vị thương hiệu) – Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) – Implementation (Thực thi các hoạt động Marketing) – Checking (Kiểm tra và tối ưu).

Bên dưới là chi tiết từng thành phần có trong R-STP-MM-I-C (RSTPMMIC).

Market Research – Nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của công ty.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

  • Nghiên cứu thị trường là gì? Phương pháp và chiến lược tiếp cận

Market Segmentation – Phân khúc thị trường.

Hoạt động tiếp theo trong mô hình R-STP-MM-I-C là Segmentation hay Market Segmentation tức Phân khúc thị trường.

Phân khúc thị trường là quá trình một doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.

Xem thêm:  Tài khoản 335 - Chi phí phải trả - MIFI

Mục tiêu chính của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi phân khúc thị trường là lựa chọn đúng các phân khúc mà họ có khả năng đáp ứng tốt nhất hay có lợi thế nhất so với các đối thủ còn lại.

  • Phân khúc thị trường là gì? Các kiểu phân khúc trong Marketing

Market Targeting – Lựa chọn thị trường mục tiêu.

Là từ ngữ mở rộng (động từ) của thuật ngữ gốc Target, Targeting có nghĩa là nhắm mục tiêu, khái niệm được sử dụng chủ yếu trong phạm vi ngành marketing với ý nghĩa là tiếp cận hay nhắm đến một cá nhân hoặc một nhóm người dùng cụ thể nào đó.

Market Targeting trong trường hợp này có nghĩa là quá trình lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Market), hành động được xảy ra sau khi doanh nghiệp đã tiến hành phân chia thị trường thành các “khúc” khác nhau.

Tuỳ thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn một, một vài hoặc toàn bộ các phân khúc (Segment) hiện có trên thị trường.

Trong phạm vi các hoạt động quảng cáo, khái niệm Targeting đề cập đến các chiến thuật xác định các tệp hay đối tượng khách hàng tiềm năng (mục tiêu) để sau đó xây dựng các chiến dịch quảng cáo theo hướng hiển thị đến những đối tượng này.

Nói một cách dễ hiểu, Targeting chính là quá trình nhà quảng cáo xây dựng nên các nhóm chân dung khách hàng (Customer Persona) khác nhau, những người được cho là có khả năng mua hàng cao nhất.

  • Target là gì? Các chiến lược Targeting trong Marketing
Xem thêm:  Pool party là gì? khi nào nên tổ chức tiệc hồ bơi

Market & Brand Positioning – Định vị thương hiệu hay Định vị thị trường mục tiêu.

Định vị thương hiệu là quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó định vị thương hiệu của họ trong tâm trí của khách hàng hay đối tượng mục tiêu.

Cũng như khái niệm thương hiệu, định vị thương hiệu không nằm ở ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp hay người làm marketing mà phụ thuộc vào cách suy nghĩ, tiếp nhận thông điệp hay tâm trí của khách hàng.

Không giống với các hoạt động branding hay xây dựng nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu là một chiến lược dài hạn được sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp so với các đối thủ còn lại.

  • Định vị thương hiệu là gì? Các lý thuyết về định vị trong Marketing

Marketing Mix – Tiếp thị hỗn hợp.

Là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong mô hình R-STP-MM-I-C, Marketing Mix đóng vai trò quyết định mức độ thành công của một chiến lược marketing tổng thể khi hầu hết các hoạt động như quảng cáo, xây dựng chiến lược giá bán, hay các chương trình xúc tiến bán hàng khác đều nằm trong giai đoạn này.

Marketing Mix hay còn được gọi là tiếp thị hỗn hợp, là khái niệm đề cập đến cách thức một doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các chiến lược và công cụ khác nhau để thực hiện các hoạt động Marketing của họ với mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng và doanh số.

Xem thêm:  Mã vạch của nước Nga là bao nhiêu liên hệ Hotline: 0985.422.225

Sở dĩ được gọi là mô hình tiếp thị hỗn hợp vì mô hình này chứa một tập hợp nhiều các thành phần chiến lược khác nhau như chiến lược giá (Price), chiến lược sản phẩm (Product), chiến lược phân phối (Place), chiến lược xúc tiến (Promotion) và một số thành phần chiến lược khác.

Một hỗn hợp tiếp thị tốt là hỗn hợp bao gồm một loạt các chiến lược chính cho phép chủ doanh nghiệp hay người làm marketing nhắm mục tiêu vào một phân khúc thị trường cụ thể và phát triển hình ảnh thương hiệu dựa trên phân khúc đó.

Trong các bản kế hoạch Marketing, Marketing Mix sẽ xác định tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu và khách hàng lý tưởng đồng thời thể hiện rõ cách chúng hoạt động cùng nhau để thúc đẩy hiệu quả tổng thể.

  • Marketing Mix là gì? Thấu hiểu mô hình Marketing Mix

Implementation – Thực thi các hoạt động Marketing.

Đây đơn giản là quá trình thực hiện các chiến lược hay chiến thuật đã được đề ra trước đó.

Checking – Kiểm tra và tối ưu.

Người làm Marketing cần không ngừng kiểm tra tình hiệu quả của các hoạt động đã được triển khai, đồng thời xây dựng các giải pháp tối ưu mới dựa trên những gì có được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.