Những quy định về Đào tạo trực tuyến trong Giáo dục nghề nghiệp

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Quy dinh ve hoc lieu day truc tuyen chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đào tạo trực tuyến là một phương thức đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Tuy nhiên, về cơ bản việc đào tạo trực tuyến đã có những quy định pháp luật thể hiện tại Thông tư số 09/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và nhiều văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể như:

– Công văn số 345/TCGDNN-ĐTCQ 21/02/2020 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch COVID-19;

– Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ 17/3/2020 về việc hướng dẫn ứng dụng CNTT trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19;

– Công văn số 1301/LĐTBXH-TCGDNN 14/4/2020 V/v hướng dẫn thực hiện quản lý, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến;

– Công văn số 1673/LĐTBXH-TCGDNN 15/5/2020 V/v tiếp tục tổ chức giảng dạy, học tập bằng hình thức trực tuyến;

– Công văn số 1819/TCGDNN-ĐTCQ 11/8/2020 V/v tuyển sinh, đào tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại

I. Chương trình, giáo trình trong đào tạo trực tuyến

Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo trực tuyến là chương trình, giáo trình đào tạo của ngành, nghề tương ứng theo hình thức đào tạo chính quy được cơ sở đào tạo nghề nghiệp điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của người học, hình thức đào tạo và thời gian đào tạo;

– Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hình thức trực tuyến do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Cấu trúc của chương trình ĐTTT được thực hiện theo như Hộp 1.

Hộp 1. Cấu trúc của chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề được thiết kế gồm:

1. Tên ngành, nghề đào tạo

2. Mã ngành, nghề

3. Trình độ đào tạo

4. Đối tượng tuyển sinh

5. Thời gian đào tạo

6. Mục tiêu đào tạo

7. Thời gian khóa học

8. Khối lượng kiến thức toàn khóa học

9. Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun

10. Chương trình chi tiết các môn học, mô đun

11. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo

(Điều 4 Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017)

II. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

1. Thời gian khoá học được tính theo năm học, kỳ học và theo tuần

* Thời gian khoá học theo niên chế

Thời gian khoá học đối với trình độ cao đẳng từ 2 đến 3 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ.

Thời gian khoá học đối với trình độ trung cấp từ 1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THPT, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THCS.

Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, thời gian ôn và thi tốt nghiệp. Trong đó, thời gian thực học là thời gian HSSV nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.

Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.

* Thời gian khóa học theo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ:

Là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.

Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học, thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun. Thời gian thực học được tính bằng thời gian tổ chức học tập các môn học, mô đun. Mỗi môn học, mô đun có khối lượng từ 2 đến 6 tín chỉ tùy theo kết cấu của từng môn học, mô đun được thiết kế; với một số môn học, mô đun đặc thù hoặc được quy định riêng có thể có số lượng tín chỉ nhỏ hơn 2 hoặc lớn hơn 6.

Xem thêm:  Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp Tết đến xuân về

Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.

* Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:

– Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% – 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% – 75%.

– Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% – 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% – 70%.

2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

a) Quy định chung

– Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:

+ Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.

+ Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; giờ học lý thuyết là 45 phút.

+ Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.

+ Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.

– Thời gian khóa học là thời gian người học hoàn thành chương trình đào tạo, được thực hiện linh hoạt và do người đứng đầu cơ sở GDNN quy định phù hợp với ngành, nghề đào tạo và đối tượng người học.

– Thời gian tổ chức giảng dạy được thực hiện linh hoạt theo nhu cầu người học, thông qua việc hướng dẫn trực tiếp, trực tuyến, qua các phần mềm, học liệu học tập nhưng phải đảm bảo được yêu cầu về nội dung của chương trình đào tạo.

b) Một số quy định cụ thể

Một ngày học trực tuyến không quá 5 giờ (45 phút/giờ học lý thuyết), trong đó mỗi giờ học có tối thiểu từ 20 – 30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp (nếu có thể), thời gian còn lại để giảng dạy trực tuyến gián tiếp, trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho học sinh, sinh viên. Trường hợp việc truy cập internet của học sinh, sinh viên không ổn định thì nhà giáo sử dụng toàn thời gian nêu trên vào việc giảng dạy trực tuyến gián tiếp (như đã hướng dẫn tại Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc hướng dẫn ứng dụng CNTT trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19);

– Thời gian giảng dạy trực tuyến (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) được tính vào định mức giờ giảng của nhà giáo. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ thời gian giảng dạy, quy mô lớp học để tính giờ chuẩn cho nhà giáo theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo;

– Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định.

III. Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến

1. Hệ thống quản lý học tập bao gồm:

– Cổng thông tin: Để công bố, giới thiệu các nội dung về chương trình đào tạo; thông tin tuyển sinh, điều kiện tuyển sinh;

– Phân hệ học tập: Để người học truy cập vào các nội dung học tập từ xa và có thể tự học tập, tự đánh giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân;

– Phân hệ giảng dạy: Để giáo viên, giảng viên quản lý học liệu đào tạo từ xa, thiết lập quy luật học, trả bài, thi kiểm tra; theo dõi, tương tác, trợ giúp, hướng dẫn người học; xác thực và kiểm soát quá trình học của học viên; quản lý học viên, lớp học;

– Phân hệ tổ chức thi: Để cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá ghi nhận tiến trình học tập và kết quả học tập của người học;

– Phân hệ lớp học trực tuyến: Để tổ chức các lớp học trực tuyến theo thời gian thực;

– Ứng dụng trên thiết bị di động: Để thực hiện giảng dạy, học tập dễ dàng, thuận tiện trên các thiết bị di động;

Xem thêm:  Thuyết minh Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (3 Mẫu) - Văn 10

– Phân hệ báo cáo: Để trích xuất được các thông tin của quá trình đào tạo và các hoạt động của người dạy, người học;

– Đội ngũ nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ hỗ trợ, cán bộ quản lý hệ thống để tổ chức đào tạo và quản trị vận hành hệ thống.

2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng phải có đủ băng thông, năng lực đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng; phải duy trì tối thiểu hai hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau.

IV. Tổ chức đào tạo

1. Quy định chung

– Tổ chức đào tạo trực tuyến có thể được thực hiện đối với toàn bộ chương trình đào tạo hoặc chỉ áp dụng đối với một số môn học, mô – đun, tín chỉ có nội dung phù hợp trong chương trình đào tạo. Việc lựa chọn tổ chức đào tạo trực tuyến toàn bộ chương trình hoặc lựa chọn đào tạo một số môn học, mô – đun, tín chỉ trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở GDNN quyết định;

– Bắt đầu khóa học cơ sở GDNN tổ chức kiểm tra xem xét và quyết định miễn giảm những nội dung môn học, mô – đun, tín chỉ mà người học đã được học, có kết quả điểm đạt yêu cầu hoặc số mô – đun, tín chỉ mà người học đã tích lũy được trước khi vào học;

– Quá trình tổ chức đào tạo phải đảm bảo sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học thể hiện ở việc tham dự các buổi học, buổi hướng dẫn, thảo luận; hoàn thành việc học tập các nội dung từ các học liệu chính, học liệu bổ trợ; thực hiện các bài tập, bài thực hành, đánh giá; phản hồi với người dạy về những nội dung giảng dạy, thực hành.

2. Quản lý và tổ chức lớp học trực tuyến

(theo Công văn số 1301/LĐTBXH-TCGDNN ngày 14/4/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về …….)

– Người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như tổ chức lớp học, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm về việc bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến tại trường;

– Việc tổ chức lớp học trực tuyến được thực hiện theo lớp học truyền thống (lớp học trực tiếp tại trường) và được duy trì bằng các phần mềm, ứng dụng đào tạo trực tuyến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng hoặc các phần mềm, ứng dụng khác (zalo, viber, facebook.v.v…) do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định;

– Nhà giáo giảng dạy môn học trực tuyến thực hiện việc quản lý lớp theo quy chế đào tạo trực tuyến của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm sự tham gia học tập đầy đủ của học sinh, sinh viên; thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu để làm minh chứng và ghi chép hồ sơ, sổ sách trong đào tạo theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

V. Kiểm tra, đánh giá; thi, xét công nhận tốt nghiệp

1. Quy định chung

– Kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp;

– Việc kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải đảm bảo khách quan, minh bạch, đánh giá được đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của người học đã tích lũy được trong quá trình học tập;

– Người học hoàn thành các môn học, mô – đun, tín chỉ theo hình thức đào tạo trực tuyến được cấp chứng nhận hoàn thành môn học, mô – đun, tín chỉ. Chứng nhận được công nhận trong hệ thống GDNN và được dùng để làm cơ sở tham gia đánh giá kỹ năng nghề và công nhận để tiếp tục học lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

– Người học hoàn thành chương trình đào tạo theo hình thức trực tuyến được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

2. Một số quy định cụ thể

(theo Công văn số 1301/LĐTBXH-TCGDNN ngày 14/4/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về …….)

a) Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong ĐTTT

Xem thêm:  Hướng dẫn cách thi IOE đạt điểm cao “dễ như ăn bánh”

– Kiểm tra thường xuyên trực tuyến được thực hiện bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá khác do nhà giáo giảng dạy tự quyết định;

– Kiểm tra định kỳ trực tuyến được thực hiện theo kế hoạch về kiểm tra định kỳ trong chương trình mô đun, môn học, thực hiện bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc kiểm tra viết, chấm điểm tiểu luận do nhà giáo giảng dạy trực tiếp quyết định;

Kiểm tra, thi kết thúc mô đun, môn học trực tuyến được thực hiện trực tiếp, tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hình thức trắc nghiệm, viết, vấn đáp, bài tập lớn, tiểu luận hoặc kết hợp giữa các hình thức trên hoặc được thực hiện gián tiếp theo hình thức trực tuyến. Việc kiểm tra, thi kết thúc mô đun, môn học trực tuyến gián tiếp do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định về hình thức, cách thức và quy trình tổ chức thi, kiểm tra nhưng phải bảo đảm yêu cầu theo quy định.

b) Về công nhận kết quả kiểm tra, đánh giá trong ĐTTT

– Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ hoặc thi, kiểm tra kết thúc mô đun, môn học theo hình thức trực tuyến (trực tiếp hoặc gián tiếp) được công nhận giá trị tương đương như đối với các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống.

– Kết quả kiểm tra, đánh giá trực tuyến được ghi vào bảng điểm trong hồ sơ học tập và công nhận trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, được dùng làm cơ sở cho việc tham gia đánh giá kỹ năng nghề và công nhận để tiếp tục học liên thông với các trình độ đào tạo khác;

– Các quy định khác về tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả học tập trong đào tạo trực tuyến được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Trách nhiệm của cơ sở GDNN trong đào tạo trực tuyến

– Xây dựng, ban hành quy chế về đào tạo trực tuyến và công khai về chương trình đào tạo trong thông báo tuyển sinh và đăng trên trang thông tin điện tử của trường để tổ chức thực hiện;

– Tiếp tục phát huy các hình thức đào tạo trực tuyến đồng thời kết hợp với hình thức đào tạo trực tiếp theo truyền thống đối với các nội dung yêu cầu phải có thời gian thực hành, thực tập;

– Khuyến khích đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS – Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas.v.v…;

– Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến, các cơ sở GDNN cần:

+ Thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường;

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như:

+ Xác định các nội dung, môn học lý thuyết để có thể tổ chức đào tạo trực tuyến (các môn học chung, các nội dung, hoặc môn học/học phần lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên môn…);

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết; lập thời khóa biểu cho việc giảng dạy trực tuyến;

+ Phân công giáo viên phụ trách/giảng dạy để chuẩn bị nội dung bài giảng; các điều kiện lớp học, kết nối với HSSV.

+ Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng cho giáo viên và HSSV; tập huấn sử dụng chương trình, ứng dụng và cách thức thực hiện đào tạo trực tuyến cho giáo viên;

+ Hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học trực tuyến, máy tính có trang bị camera, microphone; máy chụp ảnh, quay phim,….) cho các khoa chuyên môn và giáo viên giảng dạy trực tiếp (nếu có);

+ Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến trong trường để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm, cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến;

– Thực hiện chế độ báo cáo về đào tạo trực tuyến theo quy định tại Thông tư Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.