Vị trí, điều kiện tự nhiên – Huyện Quế Phong

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Quế phong ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Lịch sử hình thành:

Huyện Quế Phong được thành lập theo Quyết định số 52/CP ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) do chia tách từ huyện Quỳ Châu (cũ) thành 03 huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong. Lúc mới thành lập huyện Quế Phong có 6 xã: Châu Kim, Châu Thôn, Cắm Muộn, Châu Hùng, Châu Long và Thông Thụ; là huyện miền núi biên giới phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An; có 73,10 km đường biên giới tiếp giáp với huyện Sầm Tớ – Tỉnh Hủa Phăn – Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Đến nay huyện Quế Phong có 12 xã và 01 thị trấn, được chia thành 3 vùng dân cư:

– Vùng Tây Bắc gồm các xã: Thông Thụ, Đồng Văn và Hạnh Dịch.

– Vùng Tây Nam gồm các xã: Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn, Quang Phong, Châu Thôn và Nậm Giải.

– Vùng trung tâm gồm: Thị trấn Kim Sơn, Mường Nọc, Châu Kim và Tiền Phong.

Tính đến tháng 6/2010 toàn huyện có 13.540 hộ, với 64.521 nhân khẩu, bao gồm các dân tộc anh em cùng chung sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Thổ, Tày, Chứt trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 90% dân số toàn huyện.

Đồng bào các dân tộc trong huyện sống ở vùng nông thôn chiếm 78% dân số toàn huyện và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 41,08%/tổng số hộ trong toàn huyện, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

2. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

+ Tọa độ:

Nằm trong khoảng 19o26’ đến 20o vĩ độ Bắc, 104o30’ đến 105o10’ kinh Đông.

+ Địa giới hành chính của huyện trải rộng trên 13 xã và 01 thị trấn:

– Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá;

– Phía Nam giáp huyện Tương Dương;

– Phía Đông giáp huyện Quỳ Châu;

– Phía Tây giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Quế Phong cách thành phố Vinh 180km, có 15km đường quốc lộ 48 chạy qua huyện, giao thông trên địa bàn nội huyện và giao lưu kinh tế với bên ngoài còn khó khăn. Nằm trong vùng kinh tế Tây Nghệ An đã được Thủ tướng phê duyệt và là huyện có vị trí quan trọng, chiến lược về an ninh quốc phòng.

Xem thêm:  Mua Tiền Giả Uy Tín ở đâu - Phê Bình Văn Học

b. Diện tích, khí hậu:

Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 189.543,43 ha, trong đó, diện tích lúa nước trên 2.100 ha. Địa hình huyện Quế Phong khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên.

Khí hậu: Chế độ gió: Có hai loại gió chính:

– Gió Tây Nam ( gió Lào ) thổi từ tháng 4 đến tháng 9, tốc độ gió 0,5m/s, đem theo khí hậu khô nóng đặc biệt là vùng thung lũng, lòng chảo của huyện nên dễ xảy ra lốc lớn và mưa đá.

– Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 0,6m/s, khí hậu khô hanh m­­ưa phùn và rét, dễ gây thiếu nước, giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng và phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khoẻ con người.

Huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện có 3 khu vực với 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao m­­ưa nhiều, độ ẩm lớn; nhiệt độ thấp. Vùng thấp khí hậu ôn hoà, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 vùng là mùa hè nhiệt độ; ban ngày vùng thấp thường cao hơn 2 đến 30C và độ ẩm không khí thấp hơn gây nên thời tiết khô nóng.

Nhiệt độ:

– Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 24oC

– Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 340C

– Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là 90C.

– Nhiệt độ mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao có ngày lên 38 đến 400C.

– Nhiệt độ mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp 2-30 C.

Độ ẩm:

Độ ẩm không khí bình quân 84%, tháng khô nhất 18% (từ tháng 1 đến tháng 3), tháng ẩm nhất 90% (tháng 8 và tháng 9).

L­ượng bốc hơi bình quân 638mm, tháng cao nhất 82mm (từ tháng 4 đến tháng 6), tháng thấp nhất 22mm (tháng 12, tháng 1và tháng 2).

Xem thêm:  Sau vài năm "Nam tiến", bún đậu mắm tôm giờ ra sao? - Kenh14

Lượng m­ưa trung bình hàng năm là 1.800mm và phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, lượng mưa tập trung 70 đến 90% lượng mưa cả năm thường gây ngập lụt, lũ quét, lũ ống. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp nên dễ gây thiếu nước, khô hạn ở một số nơi. Số ngày mư­a trên 190 ngày/năm.

3. Đất đai, địa hình

Trong vùng có 3 dạng địa hình chính:

a. Địa hình đồi núi cao:

Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn 1.000m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 3 xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch. Địa hình bị chi cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 – 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Phù Hoạt (2.452m), núi Pả Môn (1.197m), núi Canh Cỏ (1.123m), Núi Mong (1.071m). Địa hình có độ dốc thường trên 30o, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tích dạng địa hình này gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng địa hình này chỉ có ý nghĩa lâm sinh duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng.

b. Địa hình đồi núi trung bình và núi thấp:

Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 250 đến 850m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của huyện, tập trung ở các xã Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong, Nậm Nhoóng, Tri Lễ và Nậm Giải. Diện tích chiếm 50% diện tích tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và rừng trồng đặc sản (quế), rừng nguyên liệu gỗ như keo lai, mỡ, trám vv.. Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng khai thác vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn quả, làm nương rẫy, làm ruộng bậc thang, trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp.

Xem thêm:  Đất nước Hà Lan: 27 sự thật bạn chưa biết! - Du Học HISA

c. Địa hình bằng, thấp:

Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố tập trung ở các xã: Mư­ờng Nọc, Châu Kim, Quế Sơn, Tiền Phong và thị trấn Kim Sơn. Độ dốc thường từ 3 đến 5 độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong.

d. Sông suối phân bố tương đối đều trên địa bàn:

Quế Phong có 04 con sông chính, phân bố đều từ Tây Bắc sang Tây Nam:

– Sông Chu bắt nguồn từ Lào chảy qua các xã Đồng Văn, Thông Thụ huyện Quế Phong về Thanh Hoá.

– Sông Nậm Việc (đầu nguồn sông Hiếu) bắt nguồn từ biên giới và huyện qua xã Hạnh Dịch chảy về phía Nam huyện vào địa phận huyện Quỳ Châu.

– Sông Nậm Quàng là một nhánh lớn của sông Hiếu bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ dài 71km, diện tích l­ưu vực 594,8 km2.

– Sông Nậm Giải cũng là một nhánh của sông Hiếu bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giải dài 43 km chảy qua các xã Châu Kim, M­ường Nọc.

Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao – là cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và toàn xã hội; đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trình thủy điện được đầu tư xây dựng: Thủy điện Hủa Na; Nhãn Hạt, bản Cốc, Sao Va, sông Quang, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 02 công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Ngoài ra, còn có thác Sao Va là điểm đến lý tưởng cho các du khách thích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện Quế Phong.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.