Bàn về dấu hiệu mối quan hệ nhân quả trong Luật Hình sự thông

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Quan he nhan qua la gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mối quan hệ nhân quả trong Luật Hình sự được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện tượng là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng là hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả”[1].

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu luôn có trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm vật chất[2]. Hay nói cách khác, đối với những tội phạm có cấu thành vật chất, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là bắt buộc để định tội. Vì vậy, vấn đề xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là vấn đề đã được nhiều chuyên gia, các nhà khoa học phân tích dưới góc độ lý luận trong nhiều công trình khoa học.

Hình minh họa

Ở bài viết này, tác giả thông qua việc giải quyết một tình huống cụ thể để giúp bạn đọc hiểu rõ các căn cứ để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tình huống cụ thể như sau[3]:

Tối ngày 05/10, Nguyễn Văn M sinh năm 1994 đi hát Karaoke với bạn và làm quen được với Trần Thị T. Cả nhóm hát đến khoảng 11 giờ 30 phút thì ra về. Trần Thị T cùng hai cô bạn gái là Hoàng Thị S và Lâm Thị H đi bộ ra khỏi quán trước, Nguyễn Văn M ra nhà xe lấy xe máy ra sau. Khi gặp nhau ở cổng, M bày tỏ muốn đưa 3 cô gái về nhà. Hoàng Thị S có ra điều kiện là M phải chở cả 3 cô thì mới về. M đồng ý. Tuy nhiên, khi Trần Thị T ngồi lên sau xe máy của M thì M đã phóng xe đi (cả hai không đội mũ bảo hiểm, M không có giấy phép lái xe) để lại Hoàng Thị S và Lâm Thị H.

Trên đường đi, M có nói với Trần Thị T: “Khi nào đến nhà thì bảo anh nhé”. Trần Thị T trả lời: “Vâng” rồi gục đầu vào lưng M. Một lúc sau M nghe thấy Trần Thị T nói: “Anh ơi qua nhà em rồi” nhưng M không dừng xe máy lại. T tiếp tục nói với M: “Nếu anh không dừng xe thì em nhảy đấy” nhưng M vẫn chưa dừng xe ngay vì tưởng Trần Thị T không dám nhảy, M nói: “Từ từ để anh quay xe đã”. M vừa nói vừa điều khiển xe đi tiếp thì Trần Thị T nhảy ra khỏi xe ngã xuống mặt đường nhựa. Lúc đó M vẫn điều khiển xe chạy đi được 14,40 mét mới quay xe lại thì thấy T nằm bất tỉnh. M dựng xe máy bế Trần Thị T ngồi lên yên xe, tay trái ôm giữ Trần Thị T, tay phải điều khiển xe đưa Trần Thị T đi bệnh viện. Đến ngày 12/10, Trần Thị T tử vong.

Xem thêm:  Roleplayer Là Gì? Roleplay Khác Với Cosplay Như Thế Nào?

Tại Biên bản giám định pháp y của Tổ chức giám định pháp y tỉnh H kết luận nguyên nhân tử vong là do dập não, máu tụ nội sọ do tai nạn giao thông.

Đối với vụ việc này, có 03 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: Nguyễn Văn M phạm tội: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại Điều 260 BLHS 2015 vì Nguyễn Văn M đã thiếu những điều kiện cơ bản của người điều khiển phương tiện giao thông và đã gây ra hậu quả chết người như đã nêu.Quan điểm thứ hai:Quan điểm thứ ba: Nguyễn Văn M không phạm tội vì việc Trần Thị T nhảy ra khỏi xe máy đang chạy là do ý thức chủ quan của T và ngoài ý muốn của M. Trần Thị T không nghe lời M nhảy ra khỏi xe khi xe đang chạy nên đã dẫn đến tử vong.Tác giả cho rằng Nguyễn Văn M không phạm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS) và cũng không phạm tội “vô ý làm chết người” (Điều 128 BLHS) vì:

Để xác định được Nguyễn Văn M phạm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS) hoặc tội “vô ý làm chết người” (Điều 128 BLHS) thì cần chứng minh được giữa hành vi điều khiển xe máy thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông (không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không đảm bảo an toàn cho người ngồi sau) hoặc hành vi vi phạm quy tắc xử sự xã hội thông thường (cố tình không dừng xe khi Trần Thị T đã hai lần đòi M cho xuống) và hậu quả là Trần Thị T bị chết có Dựa vào lý luận về nội dung của cặp phạm trù nhân – quả theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, khoa học luật hình sự đã rút ra những căn cứ cho phép khẳng định sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra như sau:

Xem thêm:  7 Quan hệ đối tác trả phí là gì? Giải nghĩa ... - sgkphattriennangluc.vn

– Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Đây là điều kiện cần cho việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;

– Giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Quan hệ nội tại thể hiện ở việc hành vi trái pháp luật tồn tại độc lập trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Quan hệ tất yếu thể hiện ở việc hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra phải đúng là sự hiện thức hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi[4].

Dựa vào những căn cứ nêu trên, chúng ta thấy rằng các hành vi trái pháp luật của Nguyễn Văn M như điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không đảm bảo an toàn cho người ngồi sau không phải là nguyên nhân gây ra cái chết của Trần Thị T. Bởi vì việc điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe và không đội mũ bảo hiểm không thể dẫn đến hậu quả chết người nếu như không xảy ra tai nạn, va chạm… Và rất nhiều trường hợp điều khiển xe mô tô 02 bánh mặc dù không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm nhưng không hề gây tai nạn. Như vậy, giữa các hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông của M trong vụ việc này không có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả chết người đã xảy ra. Từ đó có thể khẳng định giữa các hành vi trái pháp luật nêu trên và hậu quả chết người không có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chính vì vậy, không thể xác định Nguyễn Văn M phạm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS).

Xem thêm:  Nhiễm sắc thể - Bộ máy đảm nhận di truyền của sinh vật | Medlatec

Đối với hành vi không dừng xe mặc dù Trần Thị T đã 02 lần yêu cầu của M thì đây là hành vi trái với những quy tắc xử sự thông thường của đời sống xã hội, hành vi này chỉ có thể được coi là nguyên nhân dẫn đến việc Trần Thị T nhảy khỏi xe khi xe đang chạy, hay nói cách khác hành vi không dừng xe của M chỉ có mối quan hệ nhân quả với việc Trần Thị T nhảy ra khỏi xe chứ không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả làm Trần Thị T chết (việc nhảy khỏi xe khi xe đang chạy không đồng nghĩa với việc sẽ bị chết, rất nhiều trường hợp nhảy khỏi xe khi xe đang chạy nhưng không bị chết, Trần Thị T bị chết là do không may đập đầu xuống mặt đường. Ở vụ việc này chúng ta cũng cần chú ý là từ khi Nguyễn Văn M biết được Trần Thị T nhảy xuống xe đến khi M dừng được xe thì xe chạy thêm được 14,4 mét, điều đó cho thấy tốc độ di chuyển của xe là không quá cao). Chính vì vậy, cũng không thể xác định Nguyễn Văn M phạm tội “vô ý làm chết người” (Điều 128 BLHS).

Vì vậy, đối với vụ việc này, nếu không chứng minh được Nguyễn Văn M có ý định chở Trần Thị T đi để thực hiện các hành vi phạm tội khác (giết người, cướp tài sản…) thì phải coi là Nguyễn Văn M không phạm tội./.

Xuân Thụy – Khoa Luật

Tags moiquanhenhanqua

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.