Thông tin về quận Gò Vấp (Tp. HCM) đầy đủ nhất – HomeLess

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Quận gò vấp ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nhắc đến quận Gò Vấp người ta thường nhắc đến các địa điểm vui chơi “hót hòn họt” như khu vui chơi công viên Gia Định, chợ Hạnh Thông Tây, quán cafe Du Miên tuyệt đẹp, làng hoa Gò Vấp,… Tuy nhiên ít ai biết được vị trí chính xác của quận ở đâu, quận có bao nhiêu đường, bao nhiêu phường, có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào,… Trong bài viết này, hãy cùng Homeless tìm hiểu về tất tần tật các thông tin của quận Gò Vấp.

Về vị trí địa lý

Quận Gò Vấp thuộc nội thành Tp. HCM, nằm ở phía Bắc, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Nam giáp quận Phú Nhuận, quận Tân Bình

  • Phía Tây và Bắc giáp quận 12

  • Phía Đông giáp quận Bình Thạnh.

Về diện tích, dân số

Toàn quận có diện tích 19,73 km2.

Dân số năm 2019 là 676.899 người. Mật độ dân số đạt 34.304 người/km2.

Gò Vấp được xem là quận đông dân thứ 2 của Tp. HCM, đồng thời là một trong 3 quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Nếu như năm 1976, toàn quận chỉ có 144 ngàn dân thì đến năm 1995 đã có 223 ngàn người > năm 2000 có 231 ngàn người > năm 2003 có 413 ngàn người > năm 2004 có 455 ngàn người.

Về lịch sử hình thành

Thời phong kiến: Gò Vấp được khai phá từ cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII. Theo Bản đồ Sài Gòn – Gia Định lập năm 1815 thì vùng đất Gò Vấp thuộc Hanh Thông Xã, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Năm 1836 thì thuộc tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Xem thêm:  Khám phá tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic - GenK

Thời Pháp thuộc: Năm 1944, tỉnh Tân Bình được thành lập. Vùng đất quận Gò Vấp gồm toàn bộ tổng Dương Hòa Thượng và tổng Bình Trị Thượng sẽ do tỉnh Tân Bình quản lý. Tuy nhiên đến năm 1945 thì tỉnh Tân Bình giải thể. Quận Gò Vấp trở về với tỉnh Gia Định.

Thời Việt Nam Cộng Hòa: Năm 1955, quận Gò Vấp gồm tổng Bình Trị Thượng và tổng Dương Hòa Thượng với 15 làng tất cả (sau này làng được gọi là xã). Năm 1957, cắt tổng Dương Hòa Thượng ra khởi quận Gò Vấp, sáp nhập với quận Tân Bình. Lúc này quận Gò Vấp chỉ còn một tổng là Bình Trị Thượng với 8 xã trực thuộc là: An Nhơn, An Phú Đông, Bình Hòa, Thạnh Lộc, Hạnh Thông, Thạnh Mỹ Tây, Thông Tây Hội và Quới Xuân. Năm 1960, xã Quới Xuân sáp nhập vào xã Thạnh Lộc Thôn, quận Gò Vấp còn lại 7 xã. Năm 1965, chính quyền bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.

Sau năm 1975: Năm 1975, thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập, quận Gò Vấp bị giải thể. Xã An Phú Đông và Thạnh Lộc trở thành địa phận của huyện Hóc Môn. Các xã còn lại được chia thành 4 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định, bao gồm quận Bình Hòa, quận Thạnh Mỹ Tây, quận Thông Tây Hội và quận Hạnh Thông. Năm 1976. 4 quận này bị giải thể và thành lập quận Gò Vấp trên cơ sở sáp nhập quận Thông Tây Hội và quận Hạnh Thông; đồng thời giải thể phường cũ và lập các phường mới có tên gọi theo số từ số 1 đến số 17. Sau khi thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh thì quận Gò Vấp trở thành quận trực thuộc thành phố.

Xem thêm:  Top những trung tâm dạy DJ tại TPHCM chuyên nghiệp nhất

Về thông tin quy hoạch

Theo quy hoạch quận Gò Vấp giai đoạn 2021 – 2025 thì Gò Vấp sẽ được chia thành 2 cụm đô thị và 4 khu vực như sau:

Cụm 1: Là cụm đô thị trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại – diện tích 942,89 ha – quy mô dân số dự kiến 317.000 người. Cụ thể, khu vực 1 gồm phường 1, 3, 4, 5 và 7; khu vực 2 gồm phường 10, 17 và phường 6 (phường mới được tách ra từ thường 17).

Cụm 2: Là cụm đô thị ở, quy hoạch cải tạo, phát triển tầng cao – diện tích 1.032,96 ha – quy mô dự kiến khoảng 353.000 người.

Cũng theo quy hoạch, cơ cấu kinh tế của quận Gò Vấp trong tương lai là dịch vụ, công nghiệp. Đồng thời, xác định quận là khu ở đô thị là chủ yếu, khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, tăng diện tích đất dân dụng, giao thông, công trình phúc lợi công cộng và công viên cây xanh.

Giải đáp một số thắc mắc về quận Gò Vấp

Tại sao gọi là Gò Vấp?

Thực ra, Gò Vấp có tên gốc là Gò Vắp. Lý giải cho cái tên này, nhiều giả thuyết được đưa ra như sau:

  • Một, Vắp là tên của một loại cây mà trước đây tại khu vực này được trồng nhiều. Hiện cây Vắp chỉ còn 2 cây trong Thảo Cầm Viên.

  • Hai, “gò vấp” ý nói rằng đây là vùng đất có nhiều gò cao hơn so với vùng khác, đi dễ bị vấp té nên gọi là “Gò Vấp”.

Xem thêm:  Công chứng giấy tờ ở đâu? Bản sao công chứng có giá trị thế nào?

Tuy nhiên cả hai cách lý giải trên đều là giả thiết của người dân nơi đây. Sự thật về cái tên này cho đến nay vẫn chưa được các chuyên gia chính thức lý giải.

Quận Gò Vấp có bao nhiêu phường?

Quận Gò Vấp có 16 phường và tên gọi được đánh dấu theo số thứ tự từ 1 đến 17 (trừ số 2 không có).

Các phường quận Gò Vấp bao gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17.

Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.

Quận Gò Vấp có bao nhiêu đường?

Toàn quận có 116 con đường. Dưới đây là danh sách các con đường thuộc quận Gò Vấp:

Quận Gò Vấp giáp quận nào?

Như đã nói ở trên, quận Gò Vấp giáp với quận Bình Thạnh, quận 12, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.

Trên là toàn bộ thông tin về quận Gò Vấp (Tp. HCM) mới nhất. Để cập nhật thêm các thông tin khác về 24 quận huyện tại Tp. HCM, đừng quên truy cập mục Tin tức của website này mỗi ngày nhé!

Xem thêm:

  • Toàn bộ thông tin về quận Thủ Đức cũ (Mới nhất)
  • Thông tin bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi mới nhất (2020-2030)
  • Thông tin quy hoạch thành phố Thủ Đức mới nhất (kèm bản đồ)
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.