Polycarbonate là gì? Ưu và nhược điểm khi làm vỏ smartphone

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Polycarbonate là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trong bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu về chất liệu nhựa polycarbonate thường được sử dụng làm vỏ cho các smartphone giá rẻ

Polycarbonate là gì?

Polycarbonate được định nghĩa là một loại polymer nhựa nhiệt dẻo. Loại nhựa tổng hợp này có cấu trúc phân tử polymer được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua nhóm carbonate, và chính các liên kết bền vững và khó tách rời này khiến chúng trở thành loại vật liệu rất bền bỉ.

Đặc điểm này cộng với giá thành rẻ khiến polycarbonate trở thành vật liệu rất được ưa thích để chế tạo bộ vỏ ngoài cho smartphone giá rẻ và trung cấp. Theo đánh giá của các nhà sản xuất, nếu xét về độ bền thì vỏ polycarbonate hoàn toàn không thua kém gì kính cường lực Gorilla Glass cao cấp.

polycarbonate là gì - hình 1

Xem thêm: Kính cường lực Corning Gorilla Glass là gì?

Ưu điểm của vỏ polycarbonate

1. Cực kì bền bỉ, chịu lực tốt

Polycarbonate là một loại nhựa dày rất “trâu bò”, có khả năng chịu lực tốt. Vật liệu này được sử dụng để làm đồ chơi, hộp đựng bằng nhựa, kính đeo mắt và thậm chí kính chống đạn, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào độ bền của polycarbonate.

Xem thêm:  Đại học Quốc gia Singapore (NUS) có những ngành nào?

Lớp vỏ điện thoại được làm bằng loại nhựa này sẽ có khả năng phân tán lực nếu như bạn lỡ tay làm rơi thiết bị xuống đất. Thậm chí một số nhà sản xuất còn cho thêm một lớp lót bên trong bằng silicone hoặc vải để tăng cường khả năng bảo vệ.

polycarbonate là gì - hình 2

2. Có khả năng kết hợp với các chất phụ gia khác

Nhiều nhà sản xuất vỏ polycarbonate cũng cung cấp chất phụ gia hoặc chất phủ tùy chọn để tăng tính chống xước hoặc khả năng chống chịu tia cực tím. Ngoài ra, polycarbonate lại là một vật liệu nhẹ, phù hợp để chế tạo các thiết bị bỏ túi mà không gây bất cứ phiền hà gì cho người dùng.

3. Khả năng tiếp nhận sóng điện thoại tốt

Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn chất liệu trên sản phẩm của nhà sản xuất đó là khả năng tiếp nhận sóng, so với thủy tinh và nhựa thì kim loại thua một bậc. Mà thủy tinh lại không phù hợp với điện thoại nên dĩ nhiên nhựa polycarbonate là sự lựa chọn thay thế tối ưu.

Nhược điểm của vỏ polycarbonate

1. Dễ phai màu sau một thời gian sử dụng

Polycarbonate có xu hướng thay đổi màu sắc với tiếp xúc lâu dưới ánh sáng mặt trời – hay còn lại là bị “bay màu”, hoặc phai màu. Nhiều nhà sản xuất đã tìm ra cách khắc phục điểm yếu này bằng cách phủ một lớp phụ gia để bảo vệ lớp vỏ nhựa khỏi tia UV. Ngoài ra, độ bám của vỏ polycarbonate không tốt, do đó thường các điện thoại sẽ dùng vỏ nhựa nhám để tăng độ ma sát cho người dùng dễ cầm nắm.

Xem thêm:  LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG ĂN MÒN TÀU BIỂN ICAF - ICCP

polycarbonate là gì - hình 3

2. Dễ bị trầy xước

Kế đến, như đã nói ở trên có nhiều trường hợp nhà sản xuất thêm phụ gia chống trầy cho vỏ polycarbonate, lý do là vì vật liệu này khá dễ bị xước khi so với da hay thủy tinh. Mặt khác, mặt vỏ nhựa dễ bị bám vân tay, vết bẩn dầu mỡ hay mồ hôi. Tuy vậy, với những ưu điểm bên trên, vỏ polycarbonate vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho những dòng smartphone tầm trung và tầm thấp.

Xem thêm: Kính cường lực Schott Xensation UP trên smartphone là gì?

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.