Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng là gì? – O₂ Education

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phương pháp lặp lại ngắt quãng chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng là một phương pháp tuyệt vời cho những người học đang gặp khó khăn với việc ghi nhớ. Đây là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập để khai thác hiệu ứng tâm lý ngắt quãng.

Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng là gì?

Lặp lại ngắt quãng (tiếng Anh: Spaced repetition) là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập để khai thác hiệu ứng tâm lý ngắt quãng (spacing effect.)

Spaced repetition sẽ là một cách đặc biệt để học sinh có thể tối ưu hóa thời gian. Hay luôn duy trì được thái độ hào hứng, sự tập trung trong quá trình học. Giúp học sinh giải quyết vấn đề trong quá trình thu nhận kiến thức.

Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng là gì?

Đây là một trong 5 Phương pháp học tập hiệu quả được Khoa học chứng minh mà thầy cô và các em học sinh có thể áp dụng để việc học trở nên nhẹ nhàng hơn.

Kỹ thuật Lặp lại ngắt quãng có hiệu quả không?

Năm 1985, nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus đã là tìm ra quy luật của trí nhớ, theo đó trong điều kiện không có sự ôn tập hay gợi nhớ, hầu hết thông tin mà một người học được sẽ mất đi một vài ngày sau đó. Hình bên dưới là Đường cong quên lãng được Ebbinghaus tổng hợp từ các thí nghiệm của ông.

Xem thêm:  Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ xin việc không? - Glints

Có thể thấy, đường cong này đặc biệt dốc ở những ngày đầu tiên sau khi người học tiếp nhận thông tin, đồng nghĩa với việc lượng kiến thức còn đọng lại trong trí nhớ của họ suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, độ dốc của đường giảm dần và người học vẫn nhớ được một phần nhỏ thông tin.

Ebbinghaus tiến hành thử nghiệm phương pháp “Lặp lại ngắt quãng” bằng cách nhớ một danh sách các từ cho đến khi thuộc làu và không xem lại danh sách. Khi Ebbinghaus không còn nhớ từ nào trong danh sách nữa, ông học lại các từ này và so sánh với đường cong quên lãng của lần trước. Kết quả là hiệu quả ghi nhớ trong lần thứ hai được cải thiện đáng kể. Biểu đồ bên dưới mô tả hiệu suất lưu trữ qua mỗi lần lặp lại thông tin.

Như vậy, khi một người có ý thức ghi nhớ những kiến thức đã học bằng cách đều đặn ôn tập chúng trong nhiều lần, khả năng mà những kiến thức đó được đưa vào bộ nhớ dài hạn của họ tăng lên đáng kể. Cách tiếp cận này chính là phương pháp “Lặp lại ngắt quãng”.

Pierce J. Howard, tác giả của cuốn sách The Owner’s Manual for the Brain (Hướng dẫn sử dụng não bộ) giải thích là:

Các công việc liên quan đến các chức năng thần kinh cao cấp, ví dụ như phân tích và tổng hợp, cần có thời gian để các kết nối thần kinh mới được vững chắc. Khi không có đủ thời gian giãn cách cho việc ôn tập thì việc tiếp nạp cái mới sẽ đẩy những cái cũ đi xa.

Bạn có thể hình dung việc học giống như việc xây một bức tường gạch; nếu bạn xếp các viên gạch lên quá nhanh mà không để lớp vữa giữa các lớp gạch cứng lại, thì sau cùng bạn sẽ không có một bức tường đẹp và chắc. Tạo khoảng cách cho việc học của bạn cho phép “lớp vữa tinh thần” có thời gian để khô ráo.

Xem thêm:  Phân tích kinh doanh theo mô hình 3C - bạn đã biết chưa?

Cách vận dụng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng

Phương pháp học lặp lại ngắt quãng được áp dụng dựa trên hiệu ứng tâm lý ngắt quãng. Bằng cách gia tăng khoảng cách thời gian giữa những lần ôn tập lượng thông tin cần ghi nhớ. Mục đích hướng đến là cải thiện và năng cao khả năng ghi nhớ thông tin. Có thể ghi nhớ một khối lượng thông tin lớn, trong khoảng thời gian dài.

Phương pháp lặp lại ngắt quãng có thể được áp dụng và đạt hiệu quả trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, nó có thể đạt được những kết quả tốt và có tác động hiệu quả nhất là khi sử dụng để học tập cũng như rèn luyện những bộ môn về ngôn ngữ. Ví dụ như học ngôn ngữ thứ hai, hay cụ thể là học từ vựng với các thẻ Flashcard.

Một áp dụng cụ thể của phương pháp lặp lại ngắt quãng được công bố bởi Paul Pimsleur vào năm 1967. Khoảng thời gian lặp lại Pimsleur được sử dụng trong các chương trình học ngoại ngữ Pimsleur. Đặc điểm của khoảng lặp này là có thể áp dụng vào được những khoảng thời gian nhỏ (tính bằng giây và phút), thích hợp trong việc học qua các audio.

Cụ thể, trong nghiên cứu của Pimsleur, khoảng cách thời gian giữa các lần lặp lại là:

5 giây, 25 giây, 2 phút, 10 phút, 1 giờ, 5 giờ, 1 ngày, 5 ngày, 25 ngày, 4 tháng, 2 năm.

Xem thêm:  15 cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà để mũi nhanh thông thoáng

Nếu áp dụng tốt và thường xuyên phương pháp này. Bạn có thể thấy rõ ràng sự thay đổi cũng như tiến bộ trong kết quả học tập của mình.

Để có thể áp dụng thành công phương pháp spaced repetition, các yêu cầu về đồ dùng rất đơn giản, dễ tìm. Các bạn có thể tìm mua các bộ flashcard có sẵn tại các hiệu sách. Hoặc có thể tự làm những tập flash card cho mình để tăng thêm hiệu quả học tập bằng cách cắt và tự ghi thông tin cần học lên giấy.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình học. Các bạn có thể sử dụng các ứng dụng học ngoại ngữ như Anki, Super Memo,… Đây là những ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh có sử dụng phương pháp spaced repetition. Với việc áp dụng các thẻ flash card điện tử do người dùng tự tạo hoặc sử dụng những tấm flash card có sẵn. Những ứng dục học trực tuyến thông minh này cũng là một giải pháp hữu ích cho các bạn học ngoại ngữ hiện nay.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.