10 Phương pháp dạy con không đòn roi nhưng hiệu quả

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phương pháp dạy con không đòn roi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Dạy con không đòn roi là một phương pháp dạy con trẻ hiện đại. Hiệu quả của phương pháp này đã được rất nhiều bậc phụ huynh công nhận. Hôm nay, Seoul Academy sẽ giới thiệu cho bạn về cách dạy trẻ này.

Tác hại của việc dùng đòn roi dạy con

Cách dạy con không đòn roi được nhiều người áp dụng bởi cách dạy truyền thống có rất nhiều tác hại như sau:

Tác hại của việc dạy con theo phương pháp truyền thống, bạo lực, “thương cho roi cho vọt” là rất lớn
  • Tạo thói quen xấu cho trẻ. Khi không có đòn roi trẻ trở nên vô cùng ương bướng.
  • Gây đau đớn về thể xác.
  • Gây rối loạn về mặt tâm sinh lý dài lâu. Khiến trẻ tổn thương về mặt tinh thần.
  • Ảnh hưởng đến tình cảm giữa con cái và cha mẹ rất đáng kể.
  • Trẻ thường không dám bày tỏ, tâm sự với cha mẹ do lo sợ bị đánh.
  • Cho trẻ cảm thấy bạo lực là giải pháp tối ưu, có thể giải quyết tất cả. Khiến bé chỉ thích dùng bạo lực, không hiểu lý lẽ và không có sự cảm thông.

Những tác hại trên đã được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì thế mà các bậc phụ huynh cần ngừng ngay việc dạy con bằng bạo lực.

Vì sao con trẻ thường không nghe lời?

Có rất nhiều nguyên nhân trong việc trẻ không nghe lời bạn, có cả vấn đề khách quan lẫn bên trong trẻ. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân trẻ không nghe lời để dạy con không đòn roi và có cách dạy tốt hơn.

Một số nguyên nhân chính trong việc trẻ không vâng lời:

Trẻ không thấy lời của bạn

Đôi khi bạn nói nhỏ hay bé đang quan tâm chuyện khác nên không thể nghe được lời bạn nói. Đừng vội vã kết luận con bướng bỉnh. Hãy hỏi bé có nghe bạn nói gì hay không hoặc lặp lại lời nói của bạn. Nếu trường hợp này xảy ra quá thường xuyên thì chúng tôi khuyên bạn nên cho trẻ đi kiểm tra về thính lực.

Trẻ không nghe lời có thể do không nghe thấy lời của bạn nói, cách giải quyết đơn giản là lặp lại to, rõ và từ tốn hơn

Trẻ không hiểu lời bạn nói

Não của trẻ em hoạt động khác với chúng ta. Bộ não chưa phát triển toàn diện thường không thể hiểu hết được tất cả những vấn đề. Đối với trẻ nhỏ, quá nhiều thông tin được đưa ra cùng lúc sẽ có thể không xử lý kịp. Cố gắng nói đơn giản hơn, ngắn gọn, đủ ý và hỏi trẻ có hiểu hoàn toàn không sẽ là cách giải quyết tốt cho bạn.

Trẻ không muốn làm theo bạn

Có đôi khi bạn sẽ trẻ làm một điều gì đó mà trẻ thật sự không muốn. Hãy đặt bản thân vào bé, thừa nhận cảm xúc của con mình trước khi ép buộc bé làm việc gì. Sau đó nhẹ nhàng giải thích cho con của bạn hiểu là nếu cha mẹ chỉ muốn tốt cho bé. Như vậy, bé sẽ vui vẻ nghe theo lời của bạn và có tính ngoan ngoãn và sự cảm thông.

Con trẻ ương bướng và không nghe lời của bạn không phải do những nguyên nhân trên? Hãy tìm hiểu một số cách dạy con không đòn roi ngay sau đây.

Phương pháp dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi là phương pháp không bạo lực về mặt thể xác lẫn tinh thần của bé. Nhiều người nhầm lẫn rằng phương pháp này sẽ nuông chiều và làm hư trẻ. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Có một số cách dạy con ngoan ngoãn nhẹ nhàng vô cùng hiệu quả. Những cách này sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tâm lý, tạo nên tiền đề tốt cho cuộc sống sau này.

Dạy con không đòn roi là phương pháp dạy con hiện đại, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn tính một cách tốt nhất

Điều chỉnh cảm xúc bản thân, kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ

Rất nhiều bậc phụ huynh mẹ sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực ra ngoài khi con không nghe lời. Muốn dạy con không đòn roi, trước tiên bạn cần tự kiềm chế cảm xúc bản thân.

Không nóng giận ngay lập tức mà hãy kiên nhẫn quan sát con trẻ. Sau đó dẫn dắt bé làm theo lời mình từng chút một để bé hiểu hết và có động lực nghe theo.

Xem thêm:  CÁC PHƯƠNG PHÁP NIÊM YẾT TỶ GIÁ - Góc học tập

Ví dụ như: Thay vì bảo là “Con nhặt đồ chơi ngay” thì hãy dẫn dắt “Đồ chơi của con rơi trên sàn kìa, giờ phải làm sao đây?”. Khi nghe một lời nói động viên như vậy, trẻ sẽ tự động nghe theo bạn. Nếu còn còn chưa rõ, bạn có thể hướng dẫn con bỏ đồ vào thùng. Như vậy, những lần sau đó, bẽ sẽ tự động hiểu phải làm gì.

Để trẻ sẽ cảm thấy bản thân có nhiều quyền quyết định, được tin tưởng hơn sẽ khiến trẻ chủ động làm theo mong muốn của bạn. Phương pháp này áp dụng rất tốt cho những bé bướng bỉnh và thường xuyên không nghe lời.

Bạn cũng nên tự kiểm điểm bản thân xem có thể hiện thái độ tiêu cực hay trách sai con không. Như vậy, bạn sẽ kiểm soát tốt cảm xúc tốt hơn, thành công trong việc dạy con. Bạn là tấm gương cho con noi theo, nếu bạn làm tốt, bé sẽ phát triển tốt về mặt tâm lý hơn.

Điều tiên quyết trong dạy con không đòn roi là phải luôn điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc với con trẻ

Lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm

Như đã nói ở trên, cách để dạy con mà không cần đòn roi mà vẫn ngoan ngoãn là bạn phải biết lắng nghe. Cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và lắng nghe lời của con mình. Khi bạn đã hiểu rõ được bé muốn gì, hãy thể hiện sự đồng cảm. Sau đó, từ tốn giải thích vì sao mà bạn lại yêu cầu khác với mong muốn của bé.

Hãy đặt bản thân vào vị trí của bé để hiểu được bé cần và mong muốn những gì. Dành thời gian nói chuyện, tìm hiểu và chia sẻ với bé mỗi khi có cơ hội cũng sẽ khiến bé yêu thương bạn nhiều hơn. Sự kết nối này sẽ giúp hình thành nên tính cách tốt cho trẻ. Giúp dễ dàng bước chân vào đời, được nhiều người yêu quý.

Dùng từ “nên” và “không nên”

Việc bạn yêu cầu không được làm gì đó sẽ khiến não bộ của trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin. Bạn chỉ nên hãy đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng cho bé và không dùng từ nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc tiêu cực.

Ví dụ như: Thay vì nói “Đừng vứt đồ chơi lung tung”, bạn hãy nói rằng “Con nên bỏ đồ chơi vào thùng đồ chơi cho gọn gàng nhé”.

Đặt ra khen thưởng và hình phạt rõ ràng

Việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn trẻ hiểu rõ được bản thân nên làm gì. Với mỗi quy định, bạn cũng nên có những khen thưởng cũng như hình phạt phù hợp.

Dạy con không đòn roi không có nghĩa là nuông chiều, hãy đặt ra quy tắc khen thưởng và mức phạt rõ ràng cho con hiểu rõ những gì cần làm

Luôn nhớ hình phạt phải đi đôi với khen thưởng. Mỗi khi bé làm đúng, bạn đừng tiếc lời khen nhưng cũng phải phạt nặng khi bé làm sai. Như vậy, bé sẽ có động lực nghe lời hơn.

Bên cạnh đó, khi bé thất bại, bạn không nên chỉ trích mà phải an ủi trước tiên. Khuyên bảo và chỉ dẫn để trẻ có thể làm tốt hơn vào những lần sau. Việc chỉ trích là một cách bạo lực tâm lý mà bạn cần tránh làm. Bởi điều này không khiến bé tốt hơn và chỉ làm bé không dám tiếp tục cố gắng.

Ở cách dạy trẻ không đòn roi này cũng có một lưu ý nhỏ về hình phạt. Đôi khi hình phạt này hiệu quả với đứa trẻ khác chứ không phải là con của bạn. Hãy tìm hiểu và chọn hình phạt có đủ tính răn đe riêng dành cho con mình. Hình phạt phải có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau để bé biết rõ và tránh phạm sai lầm. Điều này sẽ giúp bé ngoan ngoãn và không bị nuông chiều thành tính xấu như tự cao,…

Bỏ qua những hành động sau ở mức độ nhẹ

Trẻ nhỏ luôn sẽ phạm phải sai lầm. Nhưng không phải sai lầm nào cha mẹ cũng lôi ra để dạy dỗ và coi đó là hành vi sai trái, bắt bé phải nghe ba mẹ nói. Trong một số trường hợp, bé làm sai trong vô thức, không phải chủ đích. Nhiệm vụ của cha mẹ là lựa chọn và xem xét hành vi đó nằm ở mức độ nào. Nếu có thể bỏ qua, hãy phớt lờ điều đó.

Xem thêm:  Chiến Lược ôn Thi Đánh Giá Năng Lực 2023 đủ, đúng, Trúng

Nhưng nếu hành vi lặp đi lặp lại quá nhiều lần, đây đã là thói quen của bé. Thay vì mắng bé, hãy nhẹ nhàng chỉ rõ hành động của bé là sai, và cái sai đó sẽ ảnh hưởng như thế nào. Lâu dần, bé sẽ tự học được rằng những điều sau sẽ không mang đến sự vui vẻ. Bé sẽ tự biết cách cư xử thông minh và ngoan ngoãn hơn.

Hãy giải thích rõ bé sai ở đâu nếu lỗi nhỏ lặp lại quá nhiều lần
Hãy giải thích rõ bé sai ở đâu nếu lỗi nhỏ lặp lại quá nhiều lần

Đặt ra thời gian giới nghiêm cho bé

Việc bảo bé thay đổi một thói quen xấu không phải là điều đơn giản. Nếu sử dụng đòn roi cho một việc sai mà bé làm, bé càng trở nên ngông cuồng hoặc có xu hướng suy nghĩ xấu. Vì vậy, hãy cho bé thời gian chờ để sửa sai. Trong thời gian chờ này, cha mẹ phải nói chuyện rõ ràng với bé, lắng nghe bé và giúp bé hóa giải tâm lý của mình. Tiếp đến, hãy đưa ra một thời gian nhất định, ví dụ 1 ngày, 1 tuần, … buộc bé phải thay đổi dần dần. Và hãy cho bé hiểu ba mẹ vẫn luôn yêu thương, chờ đợi bé trở nên tốt đẹp hơn.

Cho bé thời gian suy nghĩ về lỗi sai của mình

Ví dụ nếu bé đánh bạn bè, thay vì mắng bé ngay trước mặt bạn bè, hãy dẫn bé đến một góc chỉ mình bạn và bé, hãy hỏi bé tại sao đánh bạn mình, phân tích cho bé biết bé sai ở đâu và cho bé thời gian (3 phút) để bé nhìn lại hành vi của mình là đúng hay sai. Tiếp đến, hãy để bé đich thân đến xin lỗi bạn bè của mình và tặng cho bạn một cái ôm hòa giải.

Phụ huynh tuyệt đối không đổ mọi tội lỗi và trách nhiệm lên bé nếu chưa nghe bé nói và bản thân không biết sự tình. Hãy có thời gian nghe bé, cho bé thời gian nhìn lại hành vi thay vì tạo cảm giác oan ức và không phục cho bé.

Hãy cho bé thời gian nhìn lại hành vi của mình
Hãy cho bé thời gian nhìn lại hành vi của mình

Bé bị mất đặc quyền nếu sai vẫn tiếp tục sai

Thay vì sẽ nhận được đòn roi, cha mẹ hãy tước đi đặc quyền hằng ngày của bé. Ví dụ bé không ngoan, bé sẽ không được đi chơi công viên vào ngày hôm đó. Nếu bé hay cáu gắt với bạn bè, hãy để bé ở nhà và không cho bạn bè đến chơi cùng bé. Ba mẹ phải hình thành cho bé thói quen nếu bé hư, hoặc không hoàn thành tốt nhiệm vụ vốn là của mình, bé sẽ bị mất đi đặc quyền vốn có.

Thiết lập quy định ngay từ đầu

Khi bé đã bắt đầu có ý thức, cha mẹ phải đưa ra quy tắc với con ngay từ ban đầu: Nhắc nhở, cảnh cáo, và bị kỷ luật.

Điều này có nghĩ, lần đầu bé làm sai, hãy nhắc nhở bé. Lần thứ 2 bé lại phạm đúng lỗi sai trước, hãy cảnh cáo bé và nói cho bé biết nếu tiếp tục, bé sẽ bị kỷ luật như thế nào. Và nếu bé vẫn tiếp tục phạm sai, hãy thi hành kỷ luật với bé như những gì đã trình bày trước đó.

Việc xây dựng thói quen này sẽ giúp bé tự điều chỉnh được hành vi của mình, cũng như để tâm những gì ba mẹ nói.

Hãy để bé tự chọn hình phạt nếu phạm lỗi

Thêm một cách dạy con không đòn roi cha mẹ nên áp dụng đó chính là để bé tự tạo ra hình phạt cho mình. Hầu hết các bé đều có suy nghĩ riêng và luôn chứng minh bản thân để cho ba mẹ thấy mình đã khôn lớn. Ví dụ như trong việc giữ lời hứa.

Hãy xây dựng quy tắc với con ngay từ đầu
Hãy xây dựng quy tắc với con ngay từ đầu

Vậy nên, khi bé bị lỗi sai, sau khi nhắc nhở, hãy lập lời hứa về hình thức bị phạt nếu bé tái phạm trong tương lai. Và bé phải là người đưa ra hình phạt cho chính bản thân mình.

Xem thêm:  Chán quá thì làm gì? Gợi ý 10 cách giúp bạn giải tỏa khi chán quá

Cách dạy trẻ phù hợp với từng lứa tuổi

Bên cạnh những phương pháp dạy con không đòn roi được chia sẻ trên, mỗi độ tuổi sẽ có một cách dạy khác nhau. Do đó, các cha mẹ đang đau đầu về điều này. Hy vọng phần chia sẻ dưới đây sẽ giúp phụ huynh được một phần nào đó trong việc dạy trẻ ở từng lứa tuổi:

3 – 4 tuổi không nghe lời phải làm sao?

3 – 4 tuổi là độ tuổi bé bắt đầu biết quan sát, và hành động theo những gì mình thấy được từ người lớn mà không hề suy nghĩ trái sai. Không những vậy, đây là độ tuổi phát triển về tinh thần, thể chất, tâm lý, biết bộ lộ mọi cảm xúc của mình ra bên ngoài, vui vẻ, giận dữ, hạnh phúc, không hài lòng, … Do vậy, việc phạm phải lỗi sai là điều hết sức bình thường. Nhưng thay vì dùng đòn roi để dạy bé ở độ tuổi nhạy cảm này, cha mẹ cần:

  • Luôn lập ra kế hoạch dạy bé một cách thống nhất.
  • Truyền đạt cho bé những thông tin cụ thể và rõ ràng.
  • Ba mẹ chính là gương phản xạ của bé, do vậy hãy cố gắng chú ý đến hành động, lời nói, thái độ.
  • Tôn trọng lời bé nói, tuyệt đối không áp đặt bé quá nhiều.
  • Khen bé thật nhiều nếu bé làm đúng và nghe lời.
  • Luôn sẵn sàng lắng nghe nếu bé muốn nói chuyện dù bạn có bận gì đi chăng nữa. Nếu hẹn với bé, hãy cố gắng nhớ.
  • Không bao giờ thất hứa với bé.
  • Giải thích rõ cho bé viết bé sai ở đâu và sửa sai như thế nào.
  • Luôn cho bé thấy hậu quả sẽ nhận được nếu tiếp tục làm sai.
  • Tuyệt đối không nuông chiều bé, hãy phớt lờ nếu bé cáu gắt và cố gắng đòi một thứ gì đó.
  • Cho bé nhiều hơn 1 sự lựa chọn.
  • Kiểm soát tốt cảm xúc của bé và của bản thân mình khi dạy con.
Tâm sự cùng bé là điều mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên làm
Tâm sự cùng bé là điều mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên làm

Trẻ 3-4 tuổi rất nhạy cảm và chú ra đến hành động, cảm xúc của người lớn. Vậy nên, cha mẹ cần cẩn thận trong việc này.

Trẻ 12 tuổi bướng bỉnh nên làm gì?

Tuổi 12 (đặc biệt là ở con gái) đây là độ tuổi bé bắt đầu dậy thì và thay đổi tính tình, tâm sinh lý và dễ dàng gặp phải khủng hoảng khi gặp vấn đề tác động xấu đến tâm lý của mình. Do đó, tuy lúc nhỏ con rất ngoan nhưng khi dạy thì, bé lại trở nên cáu gắt và bướng bỉnh. Điều này khiến các bậc cha mẹ phải than thở rất nhiều lần và không biết phải giải quyết như thế nào.

Nếu đang gặp vấn đề này, thay vì dùng đòn roi với bé, hãy:

  • Tìm ra nguyên nhân khiến bé trở nên bướng bỉnh.
  • Lắng nghe trẻ vì lúc này, bé sẽ suy nghĩ rất nhiều, và nhạy cảm trong các vấn đề, cần người lắng nghe mình tâm sự.
  • Hãy luôn tỏ ra mình là người trung lập, không bênh vực ai.
  • Luôn cho bé thấy mình giải quyết vấn đề rất công bằng.
  • Tôn trọng ý kiến của con.
  • Luôn giữ bình tính nếu bé làm sai.
  • Động viên và khuyến khích bé nếu bé làm đúng.
  • Trò chuyện với bé mỗi ngày.
  • Nếu bé cáu gắt và không nghe lời, hãy để bé thời gian bình tĩnh và nhẹ nhàng nói chuyện với bé sau.
Cha mẹ nên tôn trọng và lắng nghe những gì bé muốn nói
Cha mẹ nên tôn trọng và lắng nghe những gì bé muốn nói

Độ tuổi 12 là lúc bé đã biết suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề đúng hay sai. Nhưng nếu cha mẹ nuông chiều hoặc quá khó tính với con cái, thì điều này sẽ khiến bé phản ứng lại, trở nên bướng bỉnh và không nghe lời.

Lời kết

Dạy con không đòn roi không phải đơn giản, đòi hỏi bậc phụ huynh phải cực kỳ kiên nhẫn. Việc dạy con là việc cả đời, hãy chăm lo cho bé đúng cách để bé phát triển tốt và toàn diện. Chúc bạn thành công trong việc nuôi dạy con mình! Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Seoul Academy.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.