Khu vực phòng thủ và nhiệm vụ của khu vực phòng thủ là gì?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phong thu quan khu la gi the nao la phong thu quan khu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Luật Quốc phòng năm 2018. Cụ thể như sau:

1. Khu vực phòng thủ là bộ phận hợp thành phòng thủ quân khu, bao gồm các hoạt động về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; được tổ chức theo địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, lấy xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương.

2. Nhiệm vụ khu vực phòng thủ bao gồm:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khu vực phòng thủ;

b) Xây dựng tiềm lực về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân;

c) Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh;

d) Nắm chắc tình hình, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội; chiến đấu bảo vệ địa phương, tạo thế và lực cho bộ đội chủ lực hoạt động tác chiến trên địa bàn; sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho địa phương khác;

Xem thêm:  Top 8+ mẫu Giấy ủy quyền chuẩn được cập nhật mới nhất 2023

đ) Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị trên địa bàn; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

e) Chuẩn bị mọi mặt, thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài của địa phương; sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc;

g) Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;

h) Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.

* Hỏi: Việc giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên (DBĐV) được quy định như thế nào?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 14 Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019. Cụ thể như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng DBĐV cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Căn cứ chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, việc giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng DBĐV được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị DBĐV cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh; quyết định chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng DBĐV và quy định động viên trong từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho đơn vị Quân đội nhân dân;

Xem thêm:  C&B LÀ GÌ? VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI LÀM NHÂN SỰ

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng DBĐV cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

c) Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng DBĐV cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền và UBND cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp huyện giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng DBĐV cho UBND cấp xã.

QĐND

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.