Patreon là gì? Ai nên sử dụng, có an toàn và đáng tin cậy không?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Patreon la gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Patreon là một công cụ hỗ trợ hình thức gọi vốn cộng đồng hữu ích dành cho các nhà sáng cùng những người hâm mộ. Hãy cùng khám phá về Patreon và những điều thú vị xoay quanh nó nhé!

Patreon

Patreon là gì?

I. Patreon là gì?

1. Định nghĩa

Patreon là một trang web hỗ trợ hình thức crowdfunding (gọi vốn cộng đồng) có uy tín trên thế giới, thành lập từ năm 2013. Khi bạn là khán giả và bạn cùng nhiều người hâm mộ khác ủng hộ tiền cho thần tượng của mình – một ca sĩ, để anh ấy sản xuất một MV ca nhạc, đó gọi là crowdfunding. Nói cách khác, đây là hình thức xin tài trợ vốn nhất định từ công chúng (mỗi tháng) cho những dự án của mình; thay vì kêu gọi một số vốn lớn từ một đến hai nhà tài trợ duy nhất.

Patreon là hình thức gọi vốn

Patreon là hình thức gọi vốn

Patreon được sáng lập bởi một nhạc sĩ chuyên sáng tạo nhạc trên Youtube – Jack Conte. Ông đã cùng cộng sự tạo ra một website giúp người hâm mộ có thể trực tiếp “góp vốn” cho thần tượng của mình. Hiện Patreon có 6 triệu người dùng hàng tháng, kết nối hơn 200.000 creators, mang đến 2 tỷ đô la tiền tài trợ cho các nhà sáng tạo.

Các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube, Facebook, Tiktok hay khác nền tảng mạng xã hội khác có thể áp dụng hình thức này nếu không muốn phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ các nền tảng, hoặc các web Make Money Online (MMO) tồn tại quá nhiều rủi ro. Patreon vừa là hình thức gọi vốn vừa là cầu nối gắn kết các fan hâm mộ với thần tượng, đồng thời tạo nhiều cơ hội cho các creators phục vụ công chúng bằng các sản phẩm chất lượng.

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Patreon được thành lập vào tháng 5 năm 2013, bới Jack Conte và cộng sự Sam Yam của mình. Jack Conte vốn là một nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc để đăng lên trang Youtube cá nhân. Người hâm mộ của ông lên đến hơn triệu người, nhưng số tiền ít ỏi vài trăm đô la mỗi tháng không đủ để ông tiếp tục tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ khán giả. Thế là ông đã nảy ra một ý tưởng tạo nên website nơi ông có thể kết nối với người hâm mộ, và họ sẽ trực tiếp tài trợ tiền cho những sản phẩm sáng tạo của ông.

Xem thêm:  TOP 9 website tạo chữ nghệ thuật online miễn phí, đẹp, độc đáo

Jack Conte

Jack Conte

Nghĩ là làm, Jack Conte đã cùng người bạn Sam Yam xây dựng một nền tảng hoàn chỉnh chỉ trong vòng 6 tuần. Tháng 8 năm 2013, công ty đã huy động được số vốn 2,1 triệu đô la từ các nhà đầu tư mạo hiểm; tiếp đến là 15 triệu đô la vào 6/2014 và 30 triệu đô la vào tháng 1/2016. Tổng số vốn huy động được cho startup này lên đến 47,1 triệu đô la – một con số đầy triển vọng cho một mô hình kinh doanh mới.

Sau 18 tháng đi vào hoạt động, Patreon đã thu hút được 125.000 người hâm mộ (hay còn gọi là “patrons”) vào mạng lưới của họ. Cuối năm 2014, Patreon đã đem đến hơn 1 triệu đô la tiền tài trợ mỗi tháng cho các creators.

Patreon bị tấn công năm 2015

Patreon bị tấn công năm 2015

Vào tháng 10/2015, Patreon đối mặt với cuộc khủng hoảng đầu tiên khi hacker tấn công mạng lưới và lấy cắp 15 gigabytes dữ liệu tài khoản, password, thông tin tài trợ,… của người dùng. Vụ tấn công đã làm lộ hàng triệu tin nhắn riêng tư và email người dùng. Một số người đã nhận được những email tống tiền, yêu cầu họ thanh toán tiền bằng bitcoin nếu muốn bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Patreon đã điều tra và tuyên bố không có sai phạm gì trong quy trình bảo mật của họ. Tuy nhiên, vụ việc là lời cảnh tỉnh hệ thống phải xây dựng an toàn và chặt chẽ hơn. Nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Patreon.

Năm 2017, công ty đạt đến con số 50.000 creators tham gia mỗi tháng, và hơn 1 triệu patrons mới; gửi hơn 150 triệu đô la mỗi tháng cho các nhà sáng tạo. Công ty cũng cung cấp bộ công cụ bao gồm CRM, ứng dụng Lens cho điện thoại, dịch vụ thiết lập các buổi livestream dành cho các creators, giúp họ dễ dàng quản lý các thành viên trong hệ thống của mình. Hiện nay, Patreon vẫn là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực của mình.

II. Ai có thể sử dụng Patreon

Có 2 nhóm có thể sử dụng Patreon là những người sáng tạo nội dung (content creators) và những khán giả, người hâm mộ

1. Người sáng tạo nội dung (content creators)

Những người sáng tạo nội dung (content creators) chính là các nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật, nhà văn, người viết blog, Youtuber, Tiktoker,… Nhưng không chỉ dừng ở đó, bạn có thể bắt gặp cả những giảng viên, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư,… bất cứ ai làm công việc liên quan đến sáng tạo và có thể đóng góp những giá trị chung cho cộng đồng. Patreon sẽ cho phép họ tạo trang cá nhân riêng của mình để đăng tải những sản phẩm và kêu gọi tài trợ.

Xem thêm:  Vẽ Mắt Anime Nữ Cute Nhất ❤ Cách Vẽ Đơn Giản Mà Đẹp

Những creators là người sử dụng Patreon

Những creators là người sử dụng Patreon

2. Khán giả, người hâm mộ

Khán giả, những người hâm mộ – đây là những người sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của những người sáng tạo nội dung. Họ có thể là bất cứ ai trong chúng ta, một fan trung thành của nghệ sĩ hoặc chỉ đơn giản là một người hứng thú với các công trình sáng tạo và mong muốn góp phần vào sự phát triển chung. Khán giả, người hâm mộ sẽ có thể kết nối và tài trợ cho những creators mà mình yêu quý.

III. Patreon có an toàn và tin cậy

Sau sự cố bị hacker tấn công dẫn đến lộ thông tin khách hàng vào năm 2015 đã để lại một mối lo ngại vô cùng lớn về vấn đề bảo mật của Patreon. Tuy nhiên, Patreon đã không ngừng cải thiện hệ thống để trở thành top 5 nền tảng crowdfunding lớn nhất trên thế giới. Hiện tại nó được đánh giá cao về mức độ an toàn thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản email, mật khẩu,… Tuy nhiên, bạn cần đọc thật kỹ thông tin cũng như hướng dẫn để nắm thật chắc các điều khoản trước khi sử dụng.

Patreon có thể đảm bảo cho bạn sự an toàn về mặt thông tin. Nhưng bạn sẽ phải thật tỉnh táo để tự bảo vệ mình trước những thông tin xin vốn thiếu trung thực của các creators “rởm”. Kẻ xấu có thể lợi dụng sự tin tưởng của bạn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Chính vì thế hãy là người dùng thông minh.

IV. Những ưu điểm và nhược điểm khi dùng Patreon

1. Ưu điểm

  • Đối với những creators, Patreon mang lại những lợi ích vô cùng to lớn:

Những creators có thể nhận được những khoản tiền tài trợ cho dự án của mình. Nguồn vốn này có thể là rất lớn và creators sẽ trả lại cho công chúng những sản phẩm chất lượng. Đây vừa là nguồn động lực, vừa là áp lực để họ ngày càng hoàn thiện mình.

Xem thêm:  5 lý do giải thích vì sao đàn ông ngoại tình - VnReview

Bên cạnh đó, Patreon cũng giúp các creators xây dựng được một cộng đồng gắn kết giữa những người hâm mộ của mình. Họ sẽ nhận được nhiều sự động viên và cả những ý tưởng từ chính người hâm mộ để cho ra mắt nhiều sản phẩm mới.

Patreon mang lại nhiều lợi ích cho creators

Patreon mang lại nhiều lợi ích cho creators

Và cuối cùng, Patreon là cũng là nơi để các creators đánh giá được khả năng của bản thân. Nếu số lượng người ủng hộ bạn ngày càng nhiều chứng tỏ công sức của bạn ngày càng được công nhận và đánh giá cao. Từ đó, bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh và cải thiện mình để xứng đáng với những sự ủng hộ đó.

  • Còn với người tài trợ/bảo trợ trên Patreon, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

Bạn sẽ có thể bày tỏ tình cảm và sự ngưỡng mộ của mình đối với các tác phẩm nghệ thuật. Và chính bạn đang góp phần hoàn thiện những tác phẩm ấy bằng sự đóng góp rất thiết thực của mình.

Bạn có thể xem

Bạn có thể thưởng thức các sản phẩm đầu tiên

Bạn cũng sẽ là người đầu tiên được thưởng thức các tác phẩm của các creators, trước cả khi được nó được đăng tải công khai trên mạng xã hội. Hoặc những phần quà mà creators dành riêng cho người hâm mộ của mình

2. Nhược điểm

Trang chủ của Patreon sẽ chủ yếu dùng để thuyết phục mọi người tham gia vào mạng lưới của họ, nhưng thiếu đi các gợi ý đề thu hút người dùng. Ví dụ như giới thiệu những dự án đã được Patreon hỗ trợ. Đây là một nhược điểm so với các đối thủ Kickstarter và Indiegogo.

Trang chủ của Patreon

Trang chủ của Patreon

Quá trình đăng ký gói tháng cũng có thể phát sinh nhiều vấn đề. Vì nếu creator bạn ủng hộ không cho ra đời bất kỳ sản phẩm nào, bạn vẫn phải nạp tiền hàng tháng mà không có lợi ích nhận lại. Đây là vấn đề nan giải đối với người bảo trợ.

Trên đây là tổng quan về Patreon – nền tảng hỗ trợ crowdfunding hữu ích dành cho các nhà làm sáng tạo và những người ủng hộ. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn vài kiến thức thú vị. Hãy đến với Patreon và trải nghiệm những tính năng thú vị của nó nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.