Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Việt Nam … – THPT Lê Hồng Phong

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nuoc ta thuoc kieu khi hau nao chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trong bài viết hôm nay, THPT Lê Hồng Phong sẽ giải đáp câu hỏi Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Phân tích khí hậu ở Việt Nam vào mùa đông và mùa hạ? Giải thích?

Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

– Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

  • Mùa đông: khô lạnh, ít mưa
  • Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều, thường có nhiều bão xảy ra
Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

Tổng quan về địa lý Việt Nam

Địa hình lãnh thổ nước ta ra sao?

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là Vùng núi Ðông Bắc (còn gọi là Việt Bắc), kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Ðỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Ðông Bắc: 2.431m.

Xem thêm:  Giáp Ngọ 2014 Mệnh Gì? Màu Sắc Và Hướng Phong Thủy

Vùng núi Tây Bắc, kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Ðây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1500m so với mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H’Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó…

Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Ðiện Biên Phủ và đỉnh núi Phan – Xi – Păng, cao 3143m

Vùng núi Trường Sơn Bắc, từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam – Ðà Nẵng, có động Phong Nha (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân… Ðặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.

Vùng núi Trường Sơn Nam, nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Ðà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.

Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.. Ðồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc bộ) rộng khoảng 15.000km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Ðồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ) rộng khoảng 36.000km2, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Ðây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

Xem thêm:  Năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, quý tiếng Anh là gì

Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là Cửu Long) ở miền Nam.

Việt Nam có 3260 km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên… Có nơi núi ăn lan ra biển tạo thành vẻ đẹp kỳ thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,…

Giữa vùng biển Việt Nam có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên “chia” cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo, rừng ngập nước (Cà Mau) v.v..

Xem thêm:  Hiểu đúng về bệnh tâm thần phân liệt và một số cách điều trị bệnh

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.

Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v..

Đăng bởi: trường THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.