Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì? – Luật Sư X

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nhung nguoi co mat tai noi xay ra tai nan giao thong co trach nhiem gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Xin chào Luật sư X. Hiện nay, tình trạng tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều. Tôi có thắc mắc rằng người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì? Trách nhiệm của Cơ quan công an khi xảy ra tai nạn giao thông như thế nào? Hay trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn giao thông thế nào? Bên cạnh đó, không cứu giúp người vi phạm giao thông có bị phạt tù không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
  • Luật giao thông đường bộ 2008;
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định nhhững người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm cụ thể như sau:

“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo vệ hiện trường;

b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.”

Xem thêm:  150+ Mẫu hình xăm mini đẹp, dễ thương, ý nghĩa cho nữ 2022

Như vậy, theo quy định trên thì những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường; giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Bảo vệ tài sản của người bị nạn và cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trách nhiệm của Cơ quan công an khi xảy ra tai nạn giao thông.

Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn giao thông như thế nào?

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có các trách nhiệm sau:

– Kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn;

– Tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn;

– Trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Mức xử phạt hành chính

Xem thêm:  Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Mức phạt đối với hành vi không giúp đỡ người bị tai nạn khi có yêu cầu được quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu”.

Ngoài ra, nếu đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì hành vi trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1, Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3, Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong đó, căn cứ theo quy định trên, để có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:

– Người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn hoặc trong trường hợp khác đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng không có hành động gì để việc cứu giúp nạn nhân.

Xem thêm:  Mẫu quyết định đổi lại thẻ đảng viên bị hỏng (số 4A-TĐV) chi tiết nhất

– Người phạm tội phải là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân. Cụ thể, họ có thể đưa người bị nạn đi cấp cứu, gọi cấp cứu hoặc biết cách sơ cứu nạn nhân… để ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn.

– Về hậu quả: Hậu quả chết người phải là hệ quả tất yếu của hành vi không cứu giúp người bị nạn. Nếu hậu quả người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không chết thì người không cứu giúp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu thỏa mãn các dấu hiệu trên, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.

Đồng thời, cũng theo Điều 132, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải bị phạt bao nhiêu tiền?
  • 5 trường hợp được vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt
  • Lỗi vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không theo quy định mới?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.