Dân quân tự vệ là gì? Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nhiem vu cua luc luong dan quan tu ve chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Bên cạnh lực lượng công an thì còn có lực lượng dân quân tự vệ để bảo trật tự an toàn, an ninh xã hội. Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương. Vậy dân quân tự vệ có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ra sao và được quy định như thế nào?

– Cơ sở pháp lý: Luật Dân quân tự vệ 2019

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Dân quân tự vệ là gì?

– Tại Khoản 1 Điều 2 Luật dân quân tự vệ có đưa ra khái niệm về dân quân tự vệ, theo đó: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Thành phần của Dân quân tự vệ bao gồm:

– Dân quân tự vệ tại chỗ.

– Dân quân tự vệ cơ động.

– Dân quân thường trực.

– Dân quân tự vệ biển.

– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Dân quân tự vệ dịch sang tiếng Anh là: “General provisions”

Xem thêm: Chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ mới nhất năm 2023

2. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ:

Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ được quy định tại Điều 3 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:

” Điều 3. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.”

Như vậy, có thể thấy, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt, có vị trí, chức năng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương. Trong trường hợp có chiến tranh thì lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương.

Đây là lực lượng nòng cốt giúp đỡ nhân dân, cùng với lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân để thực hiện chức năng quản lý trật tự, an toàn, an ninh xã hội.

Xem thêm: Dân quân tự vệ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

3. Nguyên tắc, tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ:

Được quy định tại Điều 4 Luật Dân quân tự vệ 2019:

” Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

Xem thêm:  Mẫu đơn xin ra khỏi công đoàn theo quy định chuẩn 2023 - Luật ACC

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.”

Nguyên tắc hoạt động và tổ chức của lực lượng dân quân tự vệ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Nguyên tắc, tổ chức hoạt động của Dân quân tự vệ được đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp đảnh ủy, chính quyền địa phương; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; dưới sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ quốc phòng; dưới sự chỉ huy của Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy quân đội.

– Cũng như những lực lượng khác, lực lượng dân quân tự vệ hoạt động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các điều ước quốc tế mà Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành viên; ngoài ra, lực lượng dân quân tự vệ hoạt động dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Xem thêm: Quy định về hỗ trợ kinh phí đối với dân quân tự vệ tham gia huấn luyện định kỳ

4. Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ:

Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được quy định tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ 2019:

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trởi Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà

6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

– Lực lượng dân quân tự vệ có nhiệm vụ là xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức; luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam…; thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao , diễn tập; ngoài ra lực lượng dân quân tự vệ còn tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của các cấp có thẩm quyền; bên cạnh đó, lực lượng dân quân tự vệ còn có nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng bảo vệ môi trường, và có nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh….

* Hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Dân quân tự vệ

– Duy trì và thực hiện chế độ hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Dân quân tự vệ.

– Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch về Dân quân tự vệ.

– Làm nòng cốt xây dựng thôn, xã, phường, thị trấn chiến đấu; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, khu vực phòng thủ, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở địa phương.

– Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và hoạt động khác.

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.

* Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu của Dân quân tự vệ

– Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Bảo vệ việc phòng tránh, sơ tán của cơ quan, tổ chức, Nhân dân và mục tiêu được giao.

– Đánh địch bảo vệ thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức trong khu vực phòng thủ.

– Phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ.

– Tham gia đấu tranh chính trị; xây dựng, củng cố thôn, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức bám trụ chiến đấu.

* Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ

– Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng chức năng trong các hoạt động sau đây:

Xem thêm:  Đề thi kế toán ngân hàng thương mại - UEL - Tài liệu Đại học

+ Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam;

+ Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

+ Tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; thực hiện chính sách xã hội;

+ Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và hoạt động phòng thủ dân sự khác.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Qua đó, có thể thấy, dân quân tự vệ có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, đảm nhiệm những nhiệm vụ cao cả trong công cuộc bảo vệ, giữ gìn nền hoà bình quốc gia, an toàn, an ninh xã hội, phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong công cuộc tuyên truyền tới nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng; góp công lao to lớn trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Xem thêm: Dân quân cơ động là gì? Thời gian tham gia dân quân tự vệ cơ động

5. Dân quân tự vệ thành lập năm nào?

Ngày 12-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 16/SL thành lập Phòng Dân quân toàn quốc thuộc Cục Chính trị – Bộ Quốc phòng (tiền thân của Cục Dân quân tự vệ).

Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ đã và đang hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan tham mưu chiến lược đầu ngành giúp Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác dân quân tự vệ và giáo dục quốc phòng, an ninh, công tác quốc phòng ở các bộ, ngành Trung ương, địa phương; góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm: Quy định thời gian phục vụ, hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ

6. Dân quân tự vệ đi mấy năm?

– Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm;

– Dân quân thường trực là 02 năm.

* Kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ:

– Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi trên.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.