Nhãn hiệu là gì? – PLF LAW FIRM | Vietnam International Law Firm

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nhãn hiệu là gì ví dụ chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Dấu hiệu được bảo hộ khi thoả mãn các điều kiện:

  • Là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Dấu hiệu đó phải được gắn lên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoặc bao bì.
  • Dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ đó với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác, thông tin cho người tiêu dùng biết về hàng hóa, dịch vụ đó.

Thông qua những dấu hiệu được bảo hộ trên, người tiêu dùng sẽ hình dung, liên tưởng tới chất lượng, uy tín, những đặc tính ưu việt của hàng hóa, dịch vụ.

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009

Phân biệt thương hiệu, nhãn hiệu, logo

Thương hiệu là cảm xúc của công chúng về đối tượng mục tiêu.Ví dụ:

  • Khi nói đến Mercedes, người ta sẽ nghĩ đến sự “Sang trọng”
  • Khi nói đến BMW, người ta sẽ nghĩ đến “Cảm giác cầm lái tuyệt vời”
  • Khi nói đến Toyota, người ta sẽ nghĩ dòng xe “Phổ thông, tiết kiệm”

Thương hiệu chỉ tồn tại trong tâm trí của công chúng, chứ không được pháp luật Việt Nam thừa nhận.

Nhãn hiệu là dấu hiệu được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ giúp phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể.

Logo là biểu tượng của doanh nghiệp. Logo qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt nào đó.

Logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hoặc quyền tác giả.

Chức năng của nhãn hiệu

Giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại.

Thông qua dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh và các dấu hiệu độc đáo sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết, phân biệt được các hàng hóa, dịch vụ tương tự khác.

Xem thêm:  Thioglycollate broth | Môi trường thioglycollate | Canh trường

Giúp thông tin về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Ẩn chứa sau nhãn hiệu là chất lượng, đặc tính của sản phẩm.

Các loại nhãn hiệu

Dựa trên tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh mà mỗi thương nhân sẽ chọn cho hàng hóa, dịch vụ của mình một loại nhãn hiệu phù hợp.

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể được cấp cho một tổ chức, hiệp hội và người sử dụng trực tiếp là các thành viên của hiệp hội, tổ chức đó.

Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể xoài cát Hòa Lộc được cấp văn bằng bảo hộ cho Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc.

nhan-hieu-la-gi-1

Các hộ gia đình, cá nhân là thành viên của Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc được quyền sử dụng.

Hiệp hội phải đảm bảo các thành viên tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng của tổ chức, hiệp hội đó.

Các thành viên của tổ chức, hiệp hội chỉ được sử dụng nhãn hiệu tập thể để gắn lên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hay các giấy tờ giao dịch nếu họ tuân thủ các yêu cầu được đặt ra trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể.
  • Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu.
  • Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu.
  • Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế

Khoản 17 Điều 4, Khoản 4 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009

Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu…

Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao do Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam là chủ sở hữu và cấp cho các doanh nghiệp đủ điều kiện.

Xem thêm:  Cách đọc PO4 – Văn Hóa Học

What is a trademark in Vietnam 2

Điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phụ thuộc vào quy định tiêu chuẩn của chủ sở hữu.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
  • Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
  • Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
  • Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Khoản 18 Điều 4, Khoản 5 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009

Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký dùng cho nhiều hàng hóa, dịch vụ cùng loại, tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Ví dụ: Nước ngọt Fanta, Sprite, Oasis đều được gắn nhãn hiệu liên kết các sản phẩm của Coca-Cola.

trademark-registrantion-vietnam-3

Với nhãn hiệu liên kết thì chủ sở hữu sẽ ngăn chặn tình trạng sản xuất hàng hóa có dấu hiệu tương tự “hàng nhái” của các chủ thể khác.

Khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Các tiêu chí xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

  • Số lượng người biết đến hàng hoá, dịch vụ thông qua mua bán, quảng cáo, tiếp xúc…

Thực tế pháp luật không quy định cụ thể về số lượng chính xác. Thông thường, Toà án sẽ tiến hành khảo sát một lượng người bất kỳ để tìm ra tỷ lệ người biết đến hàng hoá, dịch vụ đó.

Ví dụ: Trong vụ việc Nestlé yêu cầu công nhận nhãn hình 4 thanh socola KitKat là nhãn hiệu nổi tiếng, khảo sát thực hiện với 1,030 người và 80% nhận ra.

Tuy nhiên, một số nhãn hiệu nổi tiếng ở các quốc gia khác, nhưng chưa hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi đáp ứng được tiêu chí này.

Xem thêm:  Đại Gia Đình và Nếp Sống Đa Thế Hệ --- Tiểu-Luận - Lang Hue

Ví dụ: Trong vụ kiên liên quan đến nhãn hiệu X-Men, toà án thành phố Hà Nội đã bác bỏ lập luận rằng X-Men của Marvel là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam bởi không chứng minh được sự biết đến rộng rãi của người tiêu dùng Việt Nam.

  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

Không có số lượng quy định cụ thể nhưng chủ nhãn hiệu chứng minh được số lượng quốc gia càng nhiều thì càng có cơ sở thuyết phục.

Ví dụ: Nhãn hiệu Coca-Cola đã có mặt ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

  • Doanh số từ việc bán hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ: Doanh số bán hàng của Apple quý 4/2016 là khoảng 60 triệu chiếc điện thoại, laptop, iPad …Do đó, Apple hoàn toàn đáp ứng tiêu chí trên.

  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.

Ví dụ: Thành lập năm 1924 và đổi tên thành Adidas năm 1949, nhãn hiệu này vẫn tồn tại và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

  • Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thông qua các tiêu chí như chất lượng, mùi vị, giá thành …
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.

Ví dụ: Nhãn hiệu nước hoa nổi tiếng VALENTINO (Ý) được bảo hộ ở gần 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

nhan-hieu-la-gi-4

  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Ví dụ: Giá chuyển nhượng thương hiệu nổi tiếng McDonald’s là khoảng 95 tỷ USD

trademark-registrantion-vietnam-5

Quy định nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam còn chưa rõ ràng và có nhiều khó khăn khi chứng minh.

Hiện nay, các nhãn hiệu khi muốn thực hiện kinh doanh tại Việt Nam thường ưu tiên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy chế nhãn hiệu thông thường để đảm bảo khả năng bảo hộ.

Tuy nhiên, dù là nhãn hiệu nổi tiếng hay không thì tính phân biệt vẫn là yếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu.

Khoản 20 Điều 4, Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.