Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngất … – Loigiaihay.com

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nhan cach nha nho chan chinh trong bai ca ngat nguong cua nguyen cong tru chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu những nét tiêu biểu về Nguyễn Công Trứ

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bài ca ngất ngưởng là một trong số những bài hát nói tiêu biểu thể hiện tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ – đó chính là nhân cách nhà nho chân chính

2. Thân bài

2.1. Làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”

– Nhân cách: phẩm cách, phẩm đức, phẩm hạnh con người

– Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực, của bản thân, không làm trái với lương tâm, dám khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình

2.2 Nhà nho chân chính là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường

– Sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh và cá tính phóng khoáng

+ “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: thái độ tự tin khẳng định mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ.

+ “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng của nhà nho chân chính

Xem thêm:  Đề 1b: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ

– Tác giả điểm lại việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình ⇒ Những việc làm mà nhà nho chân chính nên làm, cần làm

+ Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược) ⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng

+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

=> Khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng của một nhà nho với tài năng xuất chúng

2.3. Nhà nho chân chính còn là người có phong cách lối sống tự nhiên, ung dung tự tại

– Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ có cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân

+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

+ Đi chùa có gót tiên theo sau.

+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường (lưu ý nhân cách nhà nho chân chính ở đây được chứng minh theo quan điểm nhà nho của Nguyễn Công Trứ)

=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng

– Nhà nho với triết lí tự nhiên , ung dung tự tại, lấy tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tại

+ “ Được mất … ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian

+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .

Xem thêm:  Chứng minh rằng Nước Đại Việt ta là một áng văn đầy niềm tự hào

+ “ Không …tục”: Khẳng định lối sống riêng độc nhất của bản thân mình

=> Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ là con người thoát mình khỏi những tư tưởng phong kiến siêu hình, bảo thủ

2.4. Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lí trung quân

+ “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố , ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…

=> Khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.

+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

=> Nhà nho chân chính không phải là người khuôn mình vào những quy tắc, nguyên tắc bảo thủ lạc hậu mà là sống chân chính với tài năng và quan niệm của mình

3. Kết bài

– Khái quát và mở rộng vấn đề

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.