Nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì (Phần 2) – Luật Hoàng Anh

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nguyen tac bao ve moi truong noi dung bao ve moi truong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hay một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo.

Ở đây, nguyên tắc của ngành luật này là tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng của luật Bảo vệ môi trường.

Tiếp nối Phần 1, trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 3 nguyên tắc cuối cùng về bảo vệ môi trường theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Bảo vệ môi trường phải phù hợp vái quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.”

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Xem thêm:  Các mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý khi xét tuyển đại học

Bảo vệ môi trường là cụm từ rất quen thuộc đối với người dân tuy nhiên phương thức để thực hiện sao cho đúng đắn và mang lại hiểu quả cao thì lại chưa được phổ biến sâu rộng. Chính vì thế mà Luật Bảo vệ môi trường đã ra đời để có thể hướng dẫn người dân có hành động thích hợp và đúng lúc, phù hợp với các quy luật của tự nhiên, không đi ngược lại với văn hóa, lịch sử và sự phát triển của kinh tế – xã hội. Đồng thời, nguyên tắc này cũng đề cập đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để khẳng định trách nhiệm của toàn bộ người dân trong công cuộc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển ở nơi đây.

Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Bảo vệ môi năm 2020 quy định cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Tả quả cam (9 mẫu) - Tập làm văn lớp 5 - Download.vn

Điểm mới của Luật này so với Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 là đã nêu thêm “cộng đồng dân cư” để khẳng định vai trò và nghĩa vụ của đối tượng này đối với công tác bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước ta. Điều luật này cũng nêu rõ trách nhiệm của những người gây ra thiệt hại cho môi trường đồng thời đề ra biện pháp khắc phục và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Khoản 7 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.”

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chủ quyền lãnh thổ của quốc gia là một trong những điều quan trọng nhất và không được phép vi phạm. Chính vì thế mà các hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra cần phải phù hợp và đảm bảo an ninh quốc gia, không gây thiệt hại đến lãnh thổ và lợi ích của quốc gia. Đồng thời, Khoản này cũng quy định phải bảo vệ và không tạo tác động xấu đến môi trường trên toàn cầu.

Xem thêm:  Tả cái đồng hồ báo thức (21 mẫu) - Tập làm văn Lớp 5 - Download.vn

Tóm lại, bảo vệ môi trường là hành động cấp thiết và gắn liền với cuộc sống của con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính bản thân chúng ta. Việc đảm bảo các nguyên tắc về bảo vệ môi trường giúp mỗi người dân có cái nhìn đúng đắn và đưa ra được các cách thức bảo vệ không vi phạm vào các quy định khác của Pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.