Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nghi luan xa hoi hien tai la nguyen khi quoc gia chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” – Bài làm 1

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó.

“Hiền tài” ở đây là nói đến những con người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” chính là lời khẳng định: Căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp và chúng ta cần phải biết tìm và trân trọng họ.

Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao cuộc chiến tranh ngoại xâm, nhiều người đã phải hi sinh và ngã xuống. Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như ngày hôm nay, không chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, mà trong đó còn có sự đóng góp không nhỏ của những con người tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nước.

Ý kiến của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Vì vậy, dù trong hòan cảnh nào thì những nhân tài vẫn luôn cần được trân trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách trọng dụng người tài để họ có cơ hội được phát triển bản thân, cống hiến sức lực của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những sinh viên xuất sắc, cán bộ có năng lực, … đều được chính phủ trợ cấp chí phí sinh hoạt và học tập ở nước ngoài để mai này phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, những cải cách giáo dục luôn được đưa ra để phù hợp với từng thời kì phát triển. Các trường học được xây dựng tạo điều kiện cho trẻ em mọi vùng miền đều có cơ hội học tập, các chính sách miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đưa ra, những quỹ học bổng dành cho những em có thành tích cao trong học tập cũng được xây dựng và duy trì…

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đất nước ta đang xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Đây là hiện tượng một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau mọt thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,… đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trjang này diễn ra đnag làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữ nước ta với các cường quốc. Không những thế, tình trạng “chảy máu chất xám” đòi hỏi chính phủ phải cấp một khoản tiền không nhỏ để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài cũng như chi phí cho việc mua máy móc, thiết bị nước ngoài trong khi bản thân quốc gia có rất nhiều người tài giỏi hoàn toản có thể thiết kế, tạo ra nhwuxng máy móc, công nghiệ hiện đại, … phục vụ cho kinh té, xã hội …Điều này chứng tỏ những chính sách đãi ngộ của ta hiện vẫn còn nhiều bất cập cần được xem xét, khắc phục. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế khá giả, nhiều bạn trẻ quen thói dựa dẫm, ỷ lại gia đình mà không có chí tiến thủ. Thay vì học tập, các bạn lại sa đà vào thói ăn chơi hưởng thụ xa hoa. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới tương lai của các bạn mà còn tác động xấu tới sự phát triển của đất nước.

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để mai này phát huy tài năng, góp phần phát triển đất nước, như Mặc Tự đã từng nói: “Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh”.

Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” – Bài làm 2

Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thệ hệ ông đnag sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà.

“Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triền quốc gia.

Thân Nhân Trung từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Đây chính là một quy luật có từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Theo ý kiến của ông thì việc coi trọng hiền tài cũng như phát hiện, phát triển hiện tài để ‘đầu tư” là điều cần thiết, không thể lơ là đối với những người lãnh đạo. Người tài đã khó tìm, người hiền tài lại càng khó tìm hơn nữa. Vì hai chữ “hiền tài” đã bao hàm trong nó tài năng và đức độ. Điều cần thiết của mỗi quốc gia dính là trận trọng và phát triển những người có khả năng đưa đất nước đi lên vững bền.

Nhật Bản là một quốc gia coi trọng con người, luôn đặt giáo dục con người lên hàng đầu. Vì từ thời kỳ Thiên Hoàng Minh Trị, tự tưởng này đã được xem trọng. Bởi xem trọng con người, xem trọng người tài sẽ là đòn bẩy giúp cho đất nước đó có thể phát triển bền vững. Nhật Bản trong những thập kỉ qua đã khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên tất cả mọi mặt, bởi họ luôn lấy hiền tài làm trọng để phát huy những thế mạnh khác.

Thân Nhân Trung khẳng định “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” không phải không có lý dó. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu mất mát, hi sinh vì chiến tranh. Lúc đó nếu không có những bậc vĩ nhân như Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt…thì liệu đất nước ta có được sự vững bền như ngày hôm nay không. Hiền tài là người đủ đức, đủ tài để gánh vác những trọng trách được giao. Đó mới là điều đáng quan tâm hơn hết. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích cả nhân, hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh bản thân mình để sống và cống hiến.

Đó là những người đáng ngưỡng mộ và khâm phục, không những có tài mà còn có tấm lòng nhân ái, vị tha bao la.

Ở thời kì nào cũng vậy, nếu xem hiền tài chính là “nguyên khí”, là trụ cột thì đất nước đó sẽ có những bước tiến mới. Thân Nhân Trung không chỉ nhấn mạnh khía cạnh ‘coi trọng” mà còn nhấn mạnh việc “phát hiện, phát triển” những người đủ chí và lực để gánh vác những việc trọng đại của quốc gia. Đây chính là tư tưởng tiến bộ, có sức ảnh hưởng lớn đến với sự sinh tồn của quốc gia đó.

Có một thực tế đáng buồn hiện nay chính là nhiều người tài không có môi trường để phát triển. Họ không được tạo cơ hội, điều kiện, không có định hướng cụ thể nên tài năng bị thui chột là điều không hiếm có. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng phát hiện ra những người có đủ nhân cách như vậy để đào tạo và tạo cho họ cơ hội để khẳng định mình. Đây là một trong những cách trọng dụng người tài có tính nhân văn sâu sắc. Và đây cũng chính là cách níu giữ nhân tài mà đất nước ta cần áp dụng. Như thế mới không để lãng phí nguồn tài nguyên nhân lực.

Như vậy, đối với một đất nước thì việc xem trọng hiền tài chính là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ. Hiền tài sẽ là những người cống hiến, vạch đường đi để cho nhân dân ta có thể tiến bước đi lên.

Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” – Bài làm 3

Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam ta đã hy sinh hơn 1000 năm dựng nước và giữ nước với biết bao nhiêu mất mác và đau thương nhất là những tấm lưng anh hùng chìa ra làm bia, làm thành bảo vệ đến đổ máu vì một lí tưởng cao cả duy nhất: Độc lập dân tộc. Để có được hòa bình ngày hôm nay, không chỉ nhờ vào sức mạnh đoàn kết mà còn nhờ vào những khối óc tài ba với một lòng nồng nàn yêu nước. Về vấn đề những con người tài giỏi của dân tộc, Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Ý kiến của ông dù qua bao thế kỉ, bao thời đại vẫn luôn giữ giá trị nguyên vẹn.

Tôi cho rằng tư tuởng của Thân Nhân Trung là một tư tưởng hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những ngựời vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì sao? Bởi vì họ là những con người vốn mang trong mình vốn tri thức thấu đáo, có khả năng làm chủ cuộc sống và vạch ra cho xã hội những bước đi quan trọng để phát triển. Một đất nước mà muốn trở nên giàu mạnh về nhiều mặt thì cần những người gỏi giang, những cá nhân có thực lực thực sự và có nhân cách, đạo đức tốt. Tuy nhiên trong số đókhông phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này dụng tại vì lợi ích cá nhân chứ không nghĩ đến lợi ích chung của cộng đồng. Còn người hiền tài thực sự bao giờ cũng nghĩ cho cái chung của cộng đồng, về sự phát triển vững mạnh của xa hội. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Không ai có thể phụ nhận được tầm quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của một quốc gia. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là “nguyên khí” của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh – suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng ; một xã hội, mội đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.

Xem thêm:  Tìm hiểu mức học phí đại học FPT mới nhất năm 2022 - JobTest

Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọngcủa hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết củạ việc quan tâm đến hiền tài. Nguyễn Trãi có câu:

“Tuấn kiệt như sao buổi sớm

Nhân tài như lá mùa thu”.

Hiền tài đối với một quốc gia được ví như sao sớm, lá mùa thu chứng tỏ số lượng người giỏi của một quốc gia là rất khan hiếm và đòi hỏi chất lượng cao. Nhân tài đã ít mà nếu đất nước không trọng dụng, tận dụng những ngôi sao tinh túy quý giá đó thì sẽ làm hao hụt hiền tài và đất nước thiếu người gây dựng sự nghiệp. Ngày xưa, bao thời Triệu, Đinh, Lí,Trần, thời nào cũng có người tài, người có đức, do đó việc trọng dụng họ vào làm quan, làm tướng làm cho bộ mặt thống trị được mở mang, cách quản lí đất nước cũng được cung cố. Đặc biệt, sẽ một lợi thế lớn khi trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, những thủ lĩnh, tướng quân lãnh đạo đội quân ta đều là những vị tướng giỏi, có uy, thật đáng một đấng hiền tài. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bào vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lai cho xã hội, cần tạo môt mối trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiền tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dổi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Nqược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách huý hoại thì hiến tài cạn kiệt, không còn những người tài đức đế kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái.,trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng lịch sử. Chăm lo đến hiền tài là việc cần làm đầu tiên không chỉ của riêng một nhà nước, một xã hội nào mà là của mọi nhà nước, mọi xã hội.

Thời xưa, bên cạnh những bậc hiền tài trong quá trình tuyển chọn quan lại, nhiều tấm gương sáng giá lộ ra nhưng những người hiền tài có một phần nhỏ là yếu tố bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu dưỡng, rèn luyện không ngừng trong quá trình sống. Do đó, việc tạo ra những nhà hiền tài tài ba không phải việc không thể đào tạo được. Vì thế, bản thân những người tài đức trong xã hội phải luôn thấy rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đó là cần phát huy tài năng, năng khiếu, tố chất sẵn có của mình và không ngừng tích lũy, trau dồi kinh nghiệm đời. Từ đó mới có thể nổ lực cống hiến hết mình cho xã hội, cho cộng đồng. Mọi cá nhân trong xã hội phải luôn ra sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần xây dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của mỗi cá nhân mới ổn định và phát triển dài lâu.

Trong xã hội hiện đại, văn minh ngày nay, mọi quốc gia trên toàn cầu đều thực hiện công cuộc cải cách, thay đổi đất nước hàng ngày để luôn theo kịp nếp sống xã hội. Sẽ là một thiệt thòi lớn cho những đất nước bị thụt lùi, lạc hậu so với quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần đào tạo thật nhiều người tài giỏi qua những chính sách giáo dục đổi mới để kịp phát hiện tài năng sớm. Chính vì vậy, tư tưởng của Thân Nhân Trung là một sự khẳng định sáng suốt về vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự nghiệp đất nước.

Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” – Bài làm 4

Ngay từ khi còn nhỏ, mới cấp sách đến trường, tôi đã được các thầy cô dạy về lòng tự hào quê hương.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng.

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mặt trận trí tuệ.

Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn.

Cổ nhân đã dạy:”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc.

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm.

Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.

Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.

Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” – Bài làm 5

Xem thêm:  Dàn ý tưởng tượng cảnh Lão Hạc bán chó và kể lại câu ... - Thủ thuật

Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và vì sao hiền tài lại là nguyên khí quốc gia, hôm nay chúng ta hãy thử tìm hiểu về chân lý này và mối quan hệ của nó với vận mệnh nước nhà.

Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu nghĩa của câu “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. “Hiền tài” là người tài cao, học rộng và có đạo đức. “Nguyên khí” là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vậy “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.

Vậy thì tại sao hiền tài lại là nguyên khí của quốc gia? Trong mỗi quốc gia nhất thiết phải có một bộ phận lãnh đạo, điều hành đất nước, nếu như đất nước mà những người điều hành toàn là những kẻ ngu dốt, không học thức, không đạo đức thì có phải chăng là đã huỷ diệt đất nước hay không, dẫn chứng cụ thể cho điều này ta có thể lấy về chính quyền Khơ-me đỏ từ năm 1975 đến năm 1979 chúng lãnh đạo vương quốc Campuchia và đã đưa đất nước đến thảm hoạ diệt chủng, gây nên bao nỗi đau và sự căm hờn cho đất nước ta và người dân Campuchia, từ đấy ta thấy nếu quốc gia mà thiếu một hiền tài mà trụ cột thì chắc chắn đất nước sẽ diệt vong, xã hội ắt sẽ loạn.

Vậy trong quốc gia đã có người lãnh đạo thì họ sẽ phải lãnh đạo ai, họ sẽ phải lãnh đạo những hiền tài khác, nếu như người mà họ lãnh đạo là những con người ngu muội, đầu óc không sáng suốt, không biết sáng tạo thì chẳng phải là “ đổ nước vào cái xô thủng “ sao, vậy nên trong mỗi quốc gia cần có những hiền tài để xây dựng và phát triển đất nước theo đúng đường lối của người lãnh đạo, họ phải biết tự sáng tạo ra những ý kiến mới, tạo ra những phát minh mới, ví như những quốc gia như Mỹ, Nga, Anh, Pháp vì sao họ có thể phát triển đi trước các quốc gia khác, chính là nhờ họ có những nhà khoa học, bác học lỗi lạc đã tạo ra những kì tích trong khoa học kĩ thuật, đưa quốc gia phát triển lên một tầm cao mới. Hay ngay ở nước ta, đại tướng Võ Nguyên Giáp theo đường lối chỉ đạo của Bác Hồ vĩ đại đã tạo nên một trận Điện Biên Phủ làm trấn động năm châu, khiến cho người Pháp phải khăn gói về nước. Từ đó mới thấy tầm quan trọng của hiền tài trong công cuộc đổi mới đất nước.

Không những thế, chúng ta còn phải làm cho những người nông dân bình thường cũng có thể trở thành hiền tài, quốc gia nào cũng cần có những người dân thông minh và biết sáng tạo, đổi mới để đem lại lợi ích cho chính mình. Nhà nước ta đang chủ trương giáo dục, chính là để nâng cao dân trí, nuôi dưỡng phát triển những hiền tài trong tương lai. Ở các quốc gia phát triển, khi muốn ban hành những điều luật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân thì họ đều phải đưa ra để trưng cầu dân ý để xem xét ý kiến của những người dân. Hay là các nhà khoa học khi đưa ra bất kì phát minh hay sáng kiến nào thì điều phải nghĩ đến có thể ứng dụng được cho người dân của họ hay không. Đất nước có nền dân trí cao, thì sẽ là động lực để thúc đẩy để phát triển các ngành kinh tế, vì công nghệ ngày càng đổi mới mà người dân không đi theo kịp thì sẽ bị tuột hậu và thua thiệt. Có những người nông dân Việt Nam, họ không cần chờ đến người khác mà họ đã tự phát minh những công cụ của riêng mình để phục vụ cho lao động, đó cũng chính là những hiền tài cho đất nước.

Hay trong giáo dục, những nhân tài trẻ tuổi đã làm rạng danh Việt Nam trong những cuộc thi lớn, thì đó cũng chính là hiền tài cuộc đất nước. Vận mệnh đất nước sao này sẽ phải giao cho những con người trẻ tuổi và tài năng như thế để đưa dân tộc hồi sinh và phát triển.

Qua các ý trên ta có thể thấy, hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia, đất nước mà mỗi người dân là một hiền tài thì đất nước sẽ không ngừng phát triển, đất nước mà mỗi nhà lãnh đạo là một hiền tài thì vận mệnh nước nhà sẽ vững trải, xã hội sẽ ổn định. Bởi thế nên chúng ta phải hết sức phát huy khả năng và nuôi dưỡng các hiền tài, phải tạo điều kiện để họ thể hiện chính mình phục vụ cho đất nước.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là chân lý khả định vai trò quan trọng của hiền tài đối với vận mệnh dân tộc. Và mỗi chúng ta, những con dân đất việt phải có nhiệm vụ cống hiến sức lực của mình để phục vụ đất nước, dân tộc, nhân dân vì chúng ta chính là nguồn nguyên khí của đất nước.

Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” – Bài làm 6

Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, ông ghi nhận về trí thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống cấp.”

Theo tôi hiểu, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đấy chính là khát vọng của cả dân tộc. Nếu nói theo nghĩa đen của Đông y, “nguyên khí” không mùi, không màu, không vị nhưng con người không có nguyên khí là con người chết. Nguyên khí chính là sức sống của mỗi quốc gia. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cắp sách đến trường, tôi đã được các thày cô dậy về lòng tự hào quê hương Thái Bình đã sản sinh ra nhà bác học, nhà giáo Lê Quý Đôn, ông đã có những nhận định trở thành chân lý cho mọi thời đại “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” có nghĩa là đất nước muốn hưng vượng phải nhờ vào trí thức.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức cho đến nay vẫn chưa định hình. Hiền tài đương nhiên là trí thức. Người xưa, quan niệm trí thức là người được học rộng, biết nhiều, có trình độ đào tạo cao hơn mặt bằng chung của xã hội. Theo từ điển:”Trí thức là người sử dụng trí tuệ làm việc, nghiên cứu, phản ánh, dự đoán hoặc để hỏi và trả lời các các câu hỏi liên quan hàng loạt những ý tưởng khác nhau”. C.Mac định nghĩa:” Trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”.

Ngày nay, theo quan điểm chính thống, trí thức là những người lao động trí óc. Thái độ của trí thức là thước đo sự tiến triển của chế độ. Gs Cao Huy Thuần đại học Picardie (Pháp) định nghĩa:“Ai đánh thức không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức bất kỳ họ là ai”. J.P.Sartre, triết gia lừng danh người Pháp đã nói “Nếu ai đó chế tạo ra quả bom nguyên tử, thì người đó là bác học, chỉ khi nào ông bác học ý thức được cái khí giới giết ngươi ghê gớm ấy, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ta là trí thức”.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Đông-Tây, kim-cổ người có thực tài và là người trí thức chân chính đều có “mẫu số chung” trong cách ứng xử với xã hội và tầng lớp cầm quyền. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng. Thời Tam quốc chí, Lưu Bị được lên làm vua cai trị nước Thục nhờ sáng suốt biết thu phục nhân tâm và trọng dụng người tài. Điển hình là ông đã 3 lần thực tâm cầu hiền, không quản đường xa, khẩn cầu Khổng Minh một nhân tài đa mưu, túc kế ra phò tá làm quân sư. Tần Thủy Hoàng vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên có công thống nhất đất nước nhưng cai trị đất nước bằng bạo quyền, đốt sách, không coi trọng trí thức chỉ được thời gian ngắn đất nước lại hỗn loạn, phân ly.

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có, tri thức sẽ nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức lãnh đạo biết khơi dạy, hòa đồng cùng với nhân dân xả thân vì nghiệp lớn. Bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt xác định chủ quyền của đất nước “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hay bản hùng văn lịch sử của Nguyễn Trãi:”Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các tiền nhân biết coi trọng và sử dụng trí thức là các nhà quân sự, nhà tư tưởng chiến lược của thời đại.

Mặc dù, chế độ phong kiến chỉ cho phép sĩ phu tiến thân trong chốn quan trường nhưng các bậc trí thức hiền tài khi thấy ý kiến của mình không được Vua tôn trọng, đã sẵn sàng rũ áo, từ quan về ở ẩn. Ông Chu Văn An nổi tiếng là bậc Thánh hiền, ngay khi đỗ Thái học sinh, ông từ chối làm quan, không màng danh lợi về quê mở trường dạy học có nhiều môn sinh. Vua Trần Minh Tông biết tài của Chu Văn An mời ông vào triều dạy học cho thái tử và các con đại thần. Đến đời vua Trần Dụ Tông thấy nhiều đại thần xung quanh Vua là nịnh thần, tham quan, nhà giáo Chu Văn An đã dũng cảm dâng sớ, hạch tội và xin chém 7 kẻ tội thần. Vua không nghe, ông liền treo ấn, từ quan về ở ẩn. “Thất trảm sớ” nổi tiếng của nhà giáo Chu Văn An vẫn còn được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Thời Vua Quang Trung, biết rõ Ngô Thời Nhậm có tật nhưng vẫn sử dụng vì biết ông ta có tài. Tiếc thay, bậc minh quân tài giỏi như vua Quang Trung lại đoản thọ nên nghiệp lớn vẫn còn dở dang.

Xem thêm:  Kể một câu chuyện có tác dụng giáo dục với các bạn trẻ ngày nay

Năm 1930, thời kỳ đầu của cách mạng, tư tưởng của một số người có thẩm quyền xuất phát từ nền kinh tế “tiểu nông” lạc hậu, nên đã ấu trĩ đề ra chính sách sai lầm coi trí thức như kẻ thù cần đả phá với khẩu hiệu “ Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Thời thế tạo ra anh hùng. May mắn cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh xuất hiện với tư duy, tầm nhìn sáng suốt, khôn ngoan nhờ tích lũy và sàng lọc theo thời gian trong những năm tháng lăn lộn ở xứ người đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, một nhân tố cực kỳ quan trọng để gọi dạy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ bỏ cuộc sống “nhung lụa”, bất chấp hiểm nguy, vào bưng, ra chiến khu đi theo kháng chiến tiêu biểu như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Hữu Thọ vv…

Khi thành lập Chính phủ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công thư “Tìm người tài đức” đăng báo để công khai, minh bạch vì Bác sợ rằng “không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những người tài đức không thể xuất thân”. Bác Hồ đã làm công tác cán bộ trên cơ sở dựa vào thành ý và minh tâm của dân để tuyển chọn và sử dụng người tài, chứ không cho rằng công tác tổ chức là chỉ thuộc về Đảng, làm trong nội bộ Đảng rồi đưa ra thuyết phục, thường là áp đặt, để dân chấp nhận.

Sau này, một số người có thẩm quyền với cách nhìn hẹp hòi, thiển cận về lý lịch, thành phần đã chuyên quyền, bỏ qua không đào tạo và sử dụng nhiều người có năng lực, và chí khí cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước. Họ chưa thấm nhuần lời dậy của Hồ Chủ Tịch: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý”. Ngày nay, cơ chế và tuyển chọn cán bộ vẫn còn “chuyên quyền”, dễ thấy nhất là sự hẹp hòi, thiển cận không dám dùng và không biết dùng những người có thực tài ngoài Đảng. Thời đại ngày nay, do nền kinh tế thị trường, những trí thức có năng lực thực sự và tự trọng cao, không còn chí thú theo đuổi, cố bám vào cái ghế quyền lực để tiến thân. Có những lúc các cụ ta phải kêu lên:

“Nhân tài như lá mùa thu

Tuấn kiệt như sao biển sớm”

Đó là lúc báo hiệu đất nước sẽ suy vong, lòng người ly tán. Bởi vậy, nhiều người cho rằng, nếu Đảng và Nhà nước không có cơ chế tuyển chọn công khai, minh bạch (trí thức thích thi thố tài năng) và chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp thì rất khó tuyển chọn được những người hiền tài cho đất nước. Người được tuyển chọn trong vòng luẩn quẩn “chuyên quyền” đó, dễ dẫn đến một số người lọt vào “mắt xanh” của Đảng nhưng lại không đủ tâm và tầm để sử dụng nguồn nhân lực có trí tuệ, người giúp việc tài giỏi hơn mình.

Cổ nhân đã dạy:”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Người khôn học kinh nghiệm lịch sử, kẻ dại học kinh nghiệm bản thân. Thời xưa, có những nhà vua anh minh đề ra chức “Gián quan” được miễn tội chém đầu để can ngăn những việc không đúng, không nên làm của Vua. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý phải biết làm phản biện chính là hình ảnh của “gián quan” thời xưa nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Tôi được nghe kể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đến thăm chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Câu đầu tiên Đại tướng hỏi Thủ tướng là về dự án bauxite Tây Nguyên. Thủ tướng chân tình, giải đáp ý kiến của Đại tướng đã được Chính phủ nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu, Bộ Chính trị cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Có thể nói người phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, nhà trí thức lão thành cách mạng nổi tiếng Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở, suy nghĩ về đất nước đã được Thủ tướng chân thành, cầu thị, tiếp thu tuy hơi muộn nhưng đó là bài học vô giá về sử dụng hiền tài của quốc gia trong thời đại ngày nay.

Nhiều người vẫn còn nhớ một “trí thức bẩm sinh” không bằng cấp luôn biết đánh thức xã hội thức dạy cũng mang họ Võ là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Với cốt cách của kẻ sĩ, bộ óc thông tuệ, tư duy minh triết, ông Sáu Dân nắm vững “thuật dùng người” và có khí phách trong nhiều bài phản biện đột phá sâu sắc được lòng dân nhưng cũng làm cho một số người có đầu óc “tiểu nông” không hài lòng. Bằng chứng là ông Sáu mới nằm xuống chưa đầy năm, nhưng có kẻ “bảo kê” nào đó cho tờ báo ở TP.HCM (ít độc giả) nên mới dám công khai đả phá vào những tư tưởng mang tầm vóc lớn, đột phá tìm hướng đi mới của dân tộc cũng như tư duy hòa hợp dân tộc qua câu nói nổi tiếng một thời của ông: “ngày thống nhất, triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”! Xin nói rõ hơn, câu này họ trích dẫn không đúng thành ra xuyên tạc ý của ông Sáu Dân. Phải là người tri thức chân chính, có tầm nhìn xa, biết nén thù nhà (vợ và 3 con thân yêu bị địch giết hại) đặt quyền lợi đất nước lên trên tất cả, ông Sáu Dân mới phát biểu nguyên văn như sau: “một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu” (báo Quốc tế [Bộ Ngoại giao] ngày 13.4.2005, được in lại trong sách “Những câu chuyện về anh Sáu Dân”. Nhà Xuất bản Thông tấn. Hà Nội 2008. tr.75.) Tôi tin rằng nếu có thế giới tâm linh, thì ở cõi vĩnh hằng, ông Sáu vẫn luôn tự hào vì những trí thức lớn của dân tộc, nhân tài của quốc gia thì tên tuổi và sự nghiệp luôn đọng mãi trong dân và sống mãi với thời gian.

Nhìn xa, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc. Có thực tế, “luật bất thành văn”, trong hệ thống xét duyệt, bổ nhiệm cán bộ cao cấp của Nhà nước không có chỗ dung thân cho những trí thức tài giỏi ngoài Đảng. Có nghịch lý, khá nhiều trí thức tiêu biểu cũng lại không thiết tha vào Đảng để làm con đường tiến thân.

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm. Trong công tác cán bộ Hồ Chí Minh luôn coi trọng dân, phải theo ý dân: “Dựa theo ý kiến của họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định không xảy ra việc thiên tư thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng”. Không hiểu vì sao lúc này, tôi lại tự vấn và ước ao nếu những người làm công tác cán bộ không buôn bán quyền lực, thực sự thấu hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh thì giới tinh hoa của trí thức kể cả trong và ngoài Đảng lại đồng nghĩa với giới lãnh đạo thì chắc chắn đất nước sẽ hưng thịnh, hội nhập và xã hội sẽ ổn định, phát triển vững bền.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.