6 Cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nấu nước dashi đúng cách chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Cách nấu nước dashi dùng thay cho gia vị giúp bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng. Sau đây AVAKids sẽ giới thiệu 6 cách nấu nước dashi và lưu ý để nấu nước dashi nhiều dinh dưỡng cho bé.

Cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm thơm ngon giàu dinh dưỡng

1Nước dashi là gì?

Nước dashi là tên gọi chung của cho các loại nước dùng được chế biến làm món ăn dặm cho các bé nhỏ ở Nhật Bản. Đối với những bé từ 6 tháng đến 1 tuổi, nhất là thời kỳ đầu mới ăn dặm, các ba mẹ không nên dùng muối hay các gia vị khác để nêm nếm mà nên sử dụng nước dashi.

Sử dụng nước dashi sẽ làm món ăn thơm ngon, đậm đà vừa bổ sung các khoáng chất vừa tăng mùi vị cho món ăn dặm. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý là trẻ dưới 12 tháng tuổi không dùng nước dùng dashi quá đậm đặc, quá thường xuyên và cần biết cách ăn đúng.

Có nhiều cách nấu nước dashi từ các nguyên liệu khác nhau như: từ rong biển Kombu, từ cá khô, xương gà, từ rau củ, hay nấm hương,…Tùy từng món ăn mà các mẹ sẽ sử dụng nguyên liệu khác nhau trong cách nấu nước dashi cho bé.

2Nước dashi có tốt cho bé không?

Cách nấu nước dashi đúng sẽ giữ lại và cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Nước dashi có dinh dưỡng vô cùng cao, các chất xơ từ rau củ và chất dinh dưỡng từ cá, rong biển rất tốt cho hệ tuần hoàn. Nước dashi hoàn toàn tự nhiên không chất bảo quản nên các mẹ có thể an tâm sử dụng.

Nước dashi còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, phát triển trí não và phòng tránh bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt nếu bạn sử dụng cá ngừ Kasuo trong cách nấu nước dashi cho bé sẽ giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng, ngủ ngon.

Các loại nước dashi dù sử dụng loại nguyên liệu nào cũng đều có nhiều dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon đặc trưng. Mẹ có thể tùy biến các loại nguyên liệu trong cách nấu nước dashi cho bé để thay đổi khẩu vị. Nước dashi có thể trữ đông trong 1 tuần nên tiết kiệm thời gian nấu nướng cho mẹ.

3Nguyên tắc quan trọng khi nấu nước dashi

Mẹ cần nhớ một số nguyên tắc chọn rau như sau để có cách nấu nước dashi cho hiệu quả. Một số loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước Dashi như:

  • Không nấu chung cải trắng và cà rốt: Củ cải có nhiều vitamin C nhưng cà rốt thì có những enzyme phân giải vitamin C vì vậy mẹ không nên nấu chung hai loại củ này để tránh thất thoát dinh dưỡng. Thậm chí chúng có thể gây chướng bụng, khó tiêu cho bé.
  • Không nấu chung cải thìa và bí đỏ: Các enzyme có trong bí đỏ dễ phá hủy vitamin C trong cải thìa. Vì vậy mẹ nên hạn chế sử dụng 2 loại rau củ này với nhau
  • Không nấu chung khoai tây, khoai lang, cà chua: 3 loại thực phẩm này khi nấu chung dễ gây tiêu chảy cho bé.
  • Không nấu chung cà chua, dưa leo: Dưa leo chứa chất phân giải vitamin C trong khi đó thành phần chính của cà chua lại là vitamin C. Vì vậy mẹ nên hạn chế kết hợp 2 loại rau quả với nhau tránh để hao hụt vitamin C trong chế biến.
Xem thêm:  05 cách nấu pate cho chó mèo rẻ nhất - nhanh nhất - The Pet Vietnam

Nước dashi sau khi cấp đông muốn rã đông mà vẫn bảo toàn dinh dưỡng thì mẹ nên hấp cách thủy hoặc quay lò vi sóng. Hoặc mẹ cũng có thể cho nước dashi xuống ngăn mát tủ lạnh vào buổi tối trước khi sử dụng để đảm bảo nước tan từ từ đến ngày mai là nấu kịp.

Ba mẹ hoàn toàn có thể sử dụng đa dạng các loại rau khác mà bé thích, hoặc để bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho bé như nước luộc rau rau cải ngọt, su su, bắp cải…Nên chọn rau không đắng chát.

46 Cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm

Cách nấu nước dashi rau củ quả

Cách nấu nước dashi từ rau củ quả:

  • Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu, rửa sạch các loại rau củ với nước sạch nhiều lần sau đó cắt khúc tùy loại
  • Bước 2: Đặt một nồi 1.6 lít nước lên bếp, cho các loại rau củ lâu chín vào hầm trước bao gồm bí đỏ, bắp non, bắp mỹ, cà rốt, su su và khoai tây vào nấu khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Sau đó cho thêm tất cả các loại rau củ còn lại (hành tây, rau cải ngọt, bông cải trắng, mướp) vào nồi và hầm thêm khoảng 10 phút nữa cho các loại rau củ nhừ rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Rau củ sau khi nấu đem ra nghiền nát, lọc nước luộc rau củ để loại bỏ xơ cứng. Bạn cũng có thể xay nhuyễn các rau củ này bằng máy xay sinh tố, sau đó dùng rây ray lại.
  • Bước 5: Nước dashi lọc được bạn để nguội, cho vào khay, trữ đông và dùng dần trong một tuần.

Thành phẩm

Mẹ nên để nguội dashi rau củ trước khi cất trữ trong tủ đông thì phần bột mịn của rau củ sẽ lắng xuống, tách biệt với phần nước luộc phía trên. Dashi rau củ có mùi thơm tự nhiên của rau củ, màu sắc khá đẹp mắt.

Cách nấu nước dashi từ tảo bẹ

Để tìm được tảo bẹ hay là rong biển Kombu khô ba mẹ có thể tìm trong các siêu thị đồ Nhật.

Cách nấu nước dashi từ tảo bẹ:

  • Bước 1: Tảo bẹ rửa sạch, đem cắt khúc và bỏ vào chậu nước ấm ngâm cho đến khi nào rong nở ra.
  • Bước 2: Cho tảo bẹ vào nồi rồi đặt lên bếp nấu ở nhiệt độ vừa phải khoảng 10 đến 20 phút. Khi thấy nước bắt đầu nổi bóng sôi thì tắt bếp.
  • Bước 3: Vớt tảo bẹ ra rồi dùng nước dùng để lọc các sợi tảo bẹ qua rây. Lưu ý, không để tảo bẹ lâu trong nước vì sẽ làm nước dùng bị đắng và trơn nhầy từ rong.
  • Bước 4: Đổ nước dùng dashi tảo bẹ vào khay và trữ đông.
Xem thêm:  Cách nấu chè khoai sọ đơn giản nhất - Món Ngon

Thành phẩm

Nước dùng dashi từ tảo bẹ sẽ có vị hơi đằm một chút và vị ngọt tự nhiên. Nước dashi từ tảo bẹ có thể để ngăn đông tủ lạnh trong một tuần.

Cách nấu nước dashi rong biển và cá ngừ bào khô

Cách nấu nước dashi từ rong biển (tảo bẹ) và cá bào khô thơm ngon

Cách nấu nước dashi từ cá bào và rong biển:

  • Bước 1: Cho rong biển vào nước ngâm đến khi nở mềm thì vớt ra, để ráo
  • Bước 2: Cho 1,5 lít nước vào nồi nấu sôi lên. Sau đó mẹ cho rong biển vào nấu 5 phút, rồi vớt ra
  • Bước 3: Cho cá ngừ vào nồi nấu đến khi cá chìm thì đi tắt bếp. Quá trình nấu không nên dùng đũa khuấy vì sẽ làm đục nước và mất vị ngon
  • Bước 4: Đổ nước qua rây để loại bỏ xác cá, để nguội và cấp đông

Thành phẩm

Nước dashi từ rong biển và cá ngừ bào khô sẽ có màu sắc vàng óng ả, vị ngọt thanh và thêm vị mặn của cá. Nước dashi sẽ làm cho món ăn của bạn thêm hương vị hấp dẫn mà không cần gia vị.

Cách nấu nước dashi từ nấm đông cô

Cách nấu nước dashi nấm:

  • Bước 1: Ngâm nấm hương khoảng 8 tiếng. Sau đó sơ chế nấm, cắt bỏ chân, làm sạch bụi bẩn và cắt làm đôi.
  • Bước 2: Đun sôi 1 lít nước trên bếp
  • Bước 3: Khi nước sôi, cho nấm hương vào nấu sôi lên thì vặn nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 30 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bước 4: Dùng rây lọc loại bỏ xác nấm hương, mẹ có được nước dùng dashi. Để nguội rồi đem bảo quản trong khay ở tủ đông.

Thành phẩm:

Cách nấu nước dashi từ nấm đông cô sẽ tạo ra mùi khá đặc trưng mà có thể nhiều trẻ chưa quen sẽ không thích. Vì vậy mà ba mẹ cần chú ý khẩu vị của bé, cho bé ăn thử từ từ nhé.

Cách nấu nước dashi từ nấm đông cô

Cách nấu nước dashi cá bào

Cách nấu nước dashi cá bào:

  • Bước 1: Sơ chế cá bào khô.
  • Bước 2: Đun nóng khoảng 1 lít nước. Khi nước xuất hiện bong bóng sôi li ti quanh thành nồi thì cho cá bào khô vào rồi nấu cá bào cho đến khi nước sôi bùng lên thì hạ lửa nhỏ.
  • Bước 3:Sau đó quan sát bọt nước sôi trong 30 giây rồi tắt bếp. Đậy nắp ngâm cá bào trong 10 phút rồi sau đó mới vớt ra.
  • Bước 4: Lọc phần cá, mẹ có được phần nước dùng dashi, để nguội và cấp đông

Thành phẩm:

Nước dashi cá bào hay còn được gọi là Katsuo Dashi có mùi cá khô nguyên chất, vị mặn mà và màu vàng óng rất đẹp. Màu vàng của dashi cá bào là đậm nhất trong tất cả các loại dashi và vị cũng khá đậm do được làm từ cá ngừ muối khô bào ra, nước dùng này thường được dùng như một loại súp hoặc dùng trong các món các món ninh, hầm.

Xem thêm:  Cách nấu canh cà bung đậm đà - lạ miệng - chuẩn vị Bắc

Vì nước dùng dashi cá bào đậm vị cá nên rất phù hợp với các món rau, nhưng không nên cho các món cá vì sẽ có mùi gây khó ăn.

Cách nấu nước dashi củ quả và xương

Cách nấu nước Dashi rau củ và xương:

  • Bước 1: Rửa sạch xương rồi chần sơ qua nước sôi sau đó lại rửa sạch lại.
  • Bước 2: Cà rốt rửa sạch cắt khúc. Hành tây bóc vỏ, cắt lát cau. Cần tây chỉ lấy phần thân rửa sạch.
  • Bước 3: Nấu xương cho sôi. Sau đó cho thêm cà rốt vào hầm trong 30 phút cho chín nhừ.
  • Bước 4: Sau đó cho thêm hành tây và cần tây vào naais 10 phút nữa rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Cách nấu nước dùng dashi từ củ quả và xương sẽ có mùi thơm, vị ngọt thanh. Nước dashi này cũng có thể để 1 tuần trong ngăn đông tủ lạnh

Nước dashi từ rau củ và xương nhiều chất dinh dưỡng

5Cách nấu và bảo quản nước dashi trong thời gian dài

Nước dùng dashi thường được chế biến từ các loại rau củ, xương, cá, tất cả đều là những nguyên liệu giàu dinh dưỡng. Việc hầm lâu sẽ thu được nước dùng nhiều dưỡng chất, tuy nhiên nước dashi sẽ rất nhanh hư hỏng nếu không được bảo quản đúng. Phải để nguội nước dashi rồi mới đem đi cấp đông.

Ba mẹ có thể dùng khay đựng đá để đựng nước dashi, mỗi lần nấu lấy ra khoảng từ 15 – 50ml. Mẹ nấu một lần và trữ được 1 tuần rất nhanh chóng tiện lợi. Nếu mẹ trữ trong tủ mát thì chỉ nên dùng trong vòng 2 ngày.

Khi muốn rã đông nước dashi ba mẹ có thể dùng lò vi sóng hoặc hấp cách thủy. Nếu nấu buổi sáng thì tối hôm trước hãy để nước dashi xuống ngăn mát tủ lạnh đến sáng hôm sau là nước dashi đã tan ra và có thể sử dụng.

Bảo quản nước dashi được 1 tuần trong ngăn đông tủ lạnh

6Đôi lời từ AVAKids

Trên đây là hướng dẫn chi tiết 6 cách nấu nước dashi ăn dặm cho bé dưới 12 tháng tuổi mà AVAKids xin gợi ý cho các ba mẹ. Nước dùng dashi rất bổ dưỡng lại có thể thay thế gia vị, các mẹ còn chần chờ gì nữa mà không thử ngay cách nấu nước dashi.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp ba mẹ có thêm nhiều ý tưởng nấu ăn cho bé hơn. Và các ba mẹ cần chú ý để không kết hợp sai các loại nguyên liệu kỵ nhau nhé.

Như Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.