Cây xạ đen giống uy tín, chất lượng, dễ trồng dễ chăm sóc

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Mua cây xạ đen ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Cây giống xạ đen cho bạn muốn mua và đang cần tìm địa chỉ mua cây xạ đen giống uy tín. Shop Hải Đăng với địa chỉ website là caycanhhaidang.com luôn hân hạnh phục vụ bạn một cách tốt nhất. Giao hàng tận nơi trong nội thành Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ. Gọi ngay 0966.446.329 để mua được sản phẩm tốt nhất. Được biết cây xạ đen còn có tên gọi khác là cây bách giải, cây bạch vạn hoa, cây dây gối ( thuộc Chi đây gối ), cây đồng triều, thanh giang đằng hoặc cây ung thư ( dân tộc Mường, Việt nam ) ( danh pháp khoa học Celastrus hindsii Benth et Hook, đồng nghĩa Celastrus approximatus Craib; Celastrus axillaris Ridl. ) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dây gối Celastraceae. Loài này được George Bentham miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1851. Dưới đây là hình ảnh cây giống tại vườn

Đặc điểm thực vật

Xạ đen thuộc loại dây leo thân gỗ nhỏ, mọc thành từng búi, rất dễ trồng. Thân cây dạng dây dài từ 3 – 10m. Cành tròn, lúc còn non thì có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển dần sang màu nâu, và có lông, về sau thì lại có màu xanh. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thông thường sẽ có 7 cặp gân phụ, mép có răng tháp, mặt lá không xuất hiện lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài khoảng 5 – 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay mọc ở nách lá, dài 5 – 10 cm. Cuống hoa 2 – 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1 cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Cây ra hoa tháng 3 – 5, ra quả tháng 8 – 12. Dưới đây là hình ảnh cây xạ đen cho bạn đọc tham khảo.

Cây bị nhầm lẫn: Một số tài liệu thường gọi loài Ehretia dentata courch. là cây xạ đen, nhưng thực chất đây là cây cùm cụm răng, một loài thực vật có hoa trong họ Dót Ehretiaceae. Loài này được Courchet ex Gagnep. mô tả khoa học đầu tiên năm 1914. Nhưng trong dân gian cây này vẫn hay được gọi là cây xạ đen. Đây là một loại cây tiểu mộc, cành mảnh, không lông. Lá có phiến xoan, thon ngược, dài từ 5 – 10cm và có răng cưa, xanh sẫm ở mặt trên. Cây mọc hoang phổ biến ở miền bắc nước ta, nhất là ở Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau rất rõ về thành phần hóa học giữa cây Celastrus hindsii và Ehretia dentata. Luận án tiến sĩ của học giả Nguyễn Huy Cường ( 2009 ) đã chỉ ra rất rõ các thành phần hóa học trong Ehretia dentata không thể hiện bất kì tác dụng ức chế nào đối với các dòng tế bào ung thư gan và phổi.

Tham khảo thêm: Hoàn ngọc đỏ

Thông tin thêm

1. Cây xạ đen thường mọc ở đâu ?

Cây mọc ở vùng thấp với độ cao 1000 – 1500m. Phân bố nhiều ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Ba Vì, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên…

Xem thêm:  MH 370: Chiếc máy bay bí ẩn nhất hàng không hiện đang ở đâu sau

2. Sử dụng và nghiên cứu về xạ đen

Trên vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, đồng bào dân tộc Mường thường dùng một loại cây dại mọc hoang có tên là Xạ đen ( hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái ) để chữa trị bệnh u bướu, mụn nhọt. Theo y học cổ truyền: Cây xạ đen có vị thơm mát, là vị thuốc rất đa công dụng. Cây mới chỉ được dùng theo kinh nghiệm của một số bà Lang, chứ chưa có kiểm chứng khoa học.

Nhiều chục năm trước, cây Xạ đen từng được Lương y người Mường Bùi Thi Bẻn đặt tên là cây ung thư và chuyên dùng để chữa các loại u khổi nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng này mà chỉ qua lời truyền miệng sai lệch của dân gian.

Năm 1987 trong một chuyến công tác Hòa Bình, Giáo sư Lê Thế Trung đang là tư cách chủ tịch Hội Ung thư TP. Hà Nội với mục đích sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, ông đã tìm thấy cây thuốc xạ đen ( Celastrus hindsii ).

Sau một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm từ năm 1987 đến năm 1998, công trình nghiên cứu về cây Xạ đen của giáo sư Lê Thế Trung và các cộng sự đã hoàn tất. Kết quả thử nghiệm trên động vật gây ung thư các bác sĩ đã tìm thấy một số hoạt chất quý có trong cây xạ đen có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u, đặc biệt là các khối u ác tính.

Nghiên cứu cho thấy trong xạ đen có các hoạt chất Flavonoids, Quinone ( có tác dụng phòng chống ung thư và làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu ), hợp chất Saponin Triterpenoids ( có tác dụng chống nhiễm khuẩn ). Đây là một trong số những hoạt chất rất quý mà ít thấy ở các cây thuốc khác như: Trinh nữ hoàng cung, cây hoàn ngọc, cây thông đỏ…

Năm 1999 đề tài cấp nhà nước của giáo sư Lê Thế Trung được nghiệm thu, cây Xạ đen được công nhận là một trong số ít vị thuốc chữa ung thư. Từ đó đến nay Xạ đen đã trở thành cây thuốc của các bệnh nhân ung thư vì có giá thành rẻ nhưng lại có hiệu quả điều trị cao. Mặc dù mọi công bố khoa học của cố GS.TS. Lê Thế Trung đều nói về loài Celastru hindsii nhưng một số tài liệu lại bẻ nhánh sang là cây xạ đen Hòa Bình ( Ehretia dentata Courch ). Một số lang vườn đã cố tình gán cây Xạ đen Hòa Bình cho công trình của GS Lê Thế Trung. Đây là chuyện treo đầu Dê bán thịt Chó và làm bao bệnh nhân ung thư tiền mất tật mang về cái gọi là Xạ đen Hòa bình

3. Thành phần hóa học

Ly và cộng sự đã tiến hành chiết xuất và phân lập được từ dịch chiết Methanol 50% từ lá của loài Celastrus hindsii Benth. Kết quả thu được là 8 hợp chất polyphenol gồm rutin, kaempferol 3 – rutinoside, axit rosmarinic, axit lithospermic và axit lithospermic B, và 3 oligome mới của axit rosmarinic, một dimer và hai trimers. Đây đều là các chất có khả năng chống oxi – hóa rất tốt.

Xem thêm:  Tam giác quỷ Bermuda là gì, ở đâu, hình ảnh và bí mật nguy hiểm
rutin
Rutin
Kaempferol 3 - O - rutinoside
Kaempferol 3-O-rutinoside
Rosmarinic acid
Axit Rosmarinic
lithospermic acid
Axit lithospermic
axit lithospermic B
axit lithospermic B

Từ thân cây của loài Celastrus hindsii Benth, Hui-Chi HUANG, Chien-Chang Shen, Chieh-Fu Chen, Yang-Chang Wu và Yao-Haur Kuo đã chiết tách được chất 1β, 2β, 6α, 15β-tetracetoxy-8β, 9α-dibenzoyloxy-β-dihydroagarofuran [ hay còn được gọi là celahin D có công thức tương tự như 2 hợp chất đã biết là 1β-acetoxy-8β, 9α-dibenzoyloxy-4α, 6α-dihydroxy-2β-(α-methylbutanoyloxy)-β-dihydroagarofuran và 1β-acetoxy-8β, 9α-dibenzoyloxy-6α-hydroxy-2β(α-methylbutanoyloxy)-β-dihydroagarofuran ]. Và một alcaloid là cytotoxic sesquiterpene pyridine, hay emarginatine E. 3 triterpen được xác định gồm loranthol C30H50O2, lupenone và epifriedelinol. Công thức cấu tạo của chúng đã được chứng minh bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân 2D. Celahin D có dạng bột vô định hình, nóng chảy ở nhiệt độ 107 – 108oc, có công thức phân tử là C37H42O13 được xác định bằng cách phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ hồng ngoại, phổ khối, theo các số liệu thu được thì thấy rằng trong phân tử của Celahin có 4 liên kết ester acetat ( ở vị trí C−1, C−2, C−6 và C−15 ), hai liên kết ester benzoat ( ở vị trí C−8 và C−9 ), phân tử có cấu trúc của một sesquiterpene gồm ba nhóm methyl, hai nhóm methylen, bảy nhóm methine và ba carbon bất đối hay có cấu trúc của một β-dịhydroagaroíuran sesquiterpene với hai nhóm benzoyl và bốn liên kết ester acetyl.

Celahin D
Emarginatine E
Loranthol
Lupenone
Friedelinol

4 hợp chất triterpene mới, celasdin-A, celasdin-B, celasdin-C và cytotoxic maytenfolone – A, được phân lập từ Celastrus hindsii. Đánh giá sinh học cho thấy maytenfolone-A có khả năng kháng tế bào ung thư gan ( HEPA-2B, ED50 = 2.3 μg/ml−1 ) và ung thư biểu mô vòm họng ( KB, ED50 = 3.8 μg/ml−1 ). Celasdin-B được tìm thấy đã thể hiện khả năng ức chế sao chép HIV hoạt động trong các tế bào lympho H9 với EC50 là 0.8 μg/ml−1.

Theo Lou và cộng sự, trong loài Celastrus hindsii Benth có các triterpenoids loại oleanane ( số 1 và số 2 hình dưới ) mới và một diterpenoid loại podocarpane mới, cùng với 20 hợp chất đã biết ( từ số 5 – 24 ) được phân lập từ thân cây Celastrus hindsii. Ngoài ra, tất cả các hợp chất đều được đem đi đánh giá hoạt động chống vi rút in vitro của chúng chống lại vi rút hợp bào hô hấp (RSV) bằng các xét nghiệm giảm hiệu ứng tế bào (CPE). Các hợp chất 7, 10, 11, 19 và 24 thể hiện hoạt động chống RSV rõ ràng với các giá trị IC50 từ 1,55 cho đến 6,25 M.

Một loại macrocyclic lactone mới có tên là Hindsiilactone A; một hợp chất mới 5,8-quinoflavan có tên là Hindsiiquinoflavan B và ba hợp chất đã biết Combretastatin D-2, Combretastatin D-3 và isocorn được phân lập từ chiết xuất ethanol 80% từ thân cây Celastrus hindsii. Tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá có độc tính tế bào chống lại bốn dòng tế bào khối u ở người gồm : NCI−H187, HCT116, BC−1 và HuH7.

Xem thêm:  Cách làm bánh cookies noel thơm ngon bắt mắt với đường icing
Xạ đen – thành phần hóa học

Đừng bỏ qua thảo dược: Kim ngân hoa lá dày

Cây xạ đen có công dụng gì ?

Xạ đen có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố.

Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, những người mắc huyết áp cao, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Hướng dẫn cách dùng cây xạ đen hiệu quả

Cây xạ đen là một loại thảo dược không có độc tính nên hoàn toàn có thể sử dụng như nước trà hàng ngày. Bạn có thể dùng theo cách thuốc sắc hoặc trà hãm. Sử dụng khoảng 50 gram xạ đen khô với 1,5 lít nước.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng theo kiểu cô đặc, dùng 20 – 40 gram cho 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 500 ml nước, tạo thành dạng siro dùng 2 lần một ngày.

Thảo dược này dùng tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn 30 phút.

Cách pha trà:

– Bước 1: Dùng một nhúm xạ đen ( 10g ) khô cho 150 ml nước

– Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.

– Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5 – 7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

Cách nấu trà:

– Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng xạ đen để nấu nước uống thay nước hàng ngày.

– Mỗi ngày lấy khoảng 50g phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.

Nếu cần click ngay: Chè vằng

Mua cây xạ đen ở đâu uy tín chất lượng tại Hà Nội ?

Công ty TNHH DTSX TMDV HẢI ĐĂNG là công ty chuyên cung cấp các cây thuốc nam hỗ trợ trị bệnh như cây xáo tam phân, cây mật nhân, xạ đen, chè vằng, sâm ngọc linh…và các giống cây trồng chất lượng, là nguồn thuốc đảm bảo sức khỏe và mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ trị bệnh.

  • Tại công ty thảo dược HẢI ĐĂNG đang bán cây giống xạ đen và các sản phẩm liên quan đang được ưa chuộng bao gồm thân và cành lá xạ đen và cây giống. Cây giống đảm bảo chất lượng, được chăm sóc và hỗ trợ kỹ thuật khi trồng.
  • Địa chỉ bán giống cây xạ đen tại Hà nội uy tín nhất chính là dược liệu Hải đăng. Ở đây, bạn sẽ nhận được sản phẩm tốt nhất, mà không phải lo lắng về bất kỳ vấn đề gì. Hãy liên hệ theo SĐT 0966 446 329 để được tư vấn và mua hàng nhanh chóng nhất.
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.