Mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chi tiết nhất

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Mau to khai xac dinh doanh nghiep nho va vua chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hiện nay doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, vì vậy việc xác định quy mô doanh nghiệp là rất cần thiết nhằm giúp các cơ quan có thẩm quyền xây dựng Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với doanh nghiệp.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường. Mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là là tờ khai Kèm theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ được lập ra bởi doanh nghiệp để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là là tờ khai để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh mới nhất theo thông tư 04/2020

2. Mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

TỜ KHAI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, DOANH NGHIỆP NHỎ, DOANH NGHIỆP VỪA

(Kèm theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)

1. Thông tin chung về doanh nghiệp: (1)

Tên doanh nghiệp: ……

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ………

Loại hình doanh nghiệp: ……

Địa chỉ trụ sở chính: ………

Quận/huyện: ………tỉnh/thành phố: …………

Điện thoại:…….. Fax:………. Email: ………

2. Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp: (2)

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: …………………

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm:………

Tổng nguồn vốn: ………

Tổng doanh thu năm trước liền kề:…………

3. Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (tích X vào ô tương ứng):

□ Doanh nghiệp siêu nhỏ

□ Doanh nghiệp nhỏ

□ Doanh nghiệp vừa

Tôi cam đoan thông tin kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc kê khai trên./.

……, ngày ….tháng….năm…

DIỆN ĐẠI HỢP PHÁP DOANH NGHIỆP

Xem thêm:  U nang buồng trứng có phải mổ không? Khi nào thì nên mổ?

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)

Xem thêm: Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú

3. Hướng dẫn soạn thảo tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

(1) Thông tin chung về doanh nghiệp:

– Tên doanh nghiệp;

– Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế;

– Loại hình doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính;

– Điện thoại, Fax, Email.

(2) Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:

– Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính;

– Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm;

– Tổng nguồn vốn;

– Tổng doanh thu năm trước liền kề.

Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký thuế nộp thay cho nhà thầu nước ngoài (Mẫu 04.1-ĐK-TCT)

4. Một số quy định liên quan việc xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4.1. Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

– Theo khoản 1, điều 6, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, thì tiêu chí xác định Doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

– Theo khoản 2, điều 6, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, thì tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ như sau:

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

– Theo khoản 3, điều 6, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, thì tiêu chí xác định Doanh nghiệp vừa như sau:

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Xem thêm:  Thác khói trầm hương: Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa trong phong

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Như vậy muốn xác định được quy mô doanh nghiệp (siêu nhỏ, nhỏ hay vừa) cần xác định rõ các tiêu chí cụ thể sau: Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, Tổng nguồn vốn, Tổng doanh thu năm trước liền kề.

4.2. Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

Theo Điều 7, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, thì việc Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.

Như vậy việc xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp phải căn cứ vào quy đinh của pháp luật và xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất.

4.3. Xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

Muốn xác định quy mô doanh nghiệp thì cũng cần thiết phải xác đinh được số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp.

Theo Điều 8, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, thì việc Xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

Xem thêm:  Nếu được là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với

4.4. Xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

Việc xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 9, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, thì việc Xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

4.5. Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa:

Doanh thu là yếu tố rất quan trọng để xác đinh quy mô doanh nghiệp, sự phát triển của doanh nghiệp.

Theo Điều 10, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, thì việc Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu như sau:

Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xem thêm: Mẫu tờ khai ghi chú ly hôn, hướng dẫn thủ tục ghi chú ly hôn

5. Kê khai quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng nội dung hỗ trợ.

Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.

Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng phát triển trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn trong một hoặc nhiều giai đoạn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.