Mẫu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính chi tiết nhất

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Mau quyet dinh tam giu nguoi theo thu tuc hanh chinh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Theo pháp luật quy định việc xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt hành chình hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp bắt quả tang, trường hợp khẩn cấp bắt được đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình có thể tạm giữ người theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi. Vậy đối với thủ tục tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Mẫu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì?

Theo quy định pháp luật thì tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người mà bị bắt đối với trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang với mục đích cách li họ trong xã hội ở một thời gian cần thiết để có thể ngăn chặn người đó cản trở điều tra, tiếp tục phạm tội, xác định sự liên quan từ người này với tội phạm.

Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú

Mẫu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính là mẫu quyết định do cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, cơ quan ra quyết định về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người có hành vi vi phạm hành chính. Trong mẫu quyết định phải nêu rõ thông tin cá nhân của người bị tạm giữ, lý do bị tạm giữ, thời hạn tạm giữ, địa điểm tạm giữ và phải thông báo cho người mà người bị tạm giữ yêu cầu.

Mẫu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính là mẫu quyết định được lập bởi cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi người đó có hành vi vi phạm hành chính. Người ra quyết định phải ghi rõ thông tin người bị tạm giam và thời gian, địa điểm giam, thông báo cho người thân trong trường hợp người bị bắt giữ chưa thành niên và bị bắt vào ban đêm.

Xem thêm: Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?

2. Mẫu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:

Mẫu QĐ-29

…….(1)

…….

Số: ……./QĐ-(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

……(3), ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Xem thêm:  Trấn Thành: Thông tin tiểu sử và sự nghiệp diễn xuất - Eva

…….(4)

Căn cứ Điều 119, Điều 122 và Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

Căn cứ Quyết định giao quyền số: …….. ngày …………. tháng ………. năm ……… (nếu có);

Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để(5)…….

Tôi ………. Chức vụ: ……. Đơn vị: ……….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với:

Ông (bà): …….

Ngày/tháng/năm sinh: …….. Quốc tịch: ……..

Địa chỉ: ……..

Nghề nghiệp: ……..

Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước số: …….. Ngày cấp ……. Nơi cấp ……..

Lý do: ………

Ông (bà) đã có hành vi vi phạm hành chính (6) ………. quy định tại (7) ……..

Tình trạng của người bị tạm giữ:(8) ………

Địa điểm tạm giữ:(9) ……….;

Điều 2. Thời hạn tạm giữ là ……… giờ, kể từ thời điểm bắt đầu tạm giữ hồi ……….. giờ………. phút …….. ngày …….. tháng …… năm ……….. đến ……. giờ………. phút ………. ngày …….. tháng …….. năm ……..

Điều 3. Theo yêu cầu của Ông (bà) (10) ……. việc tạm giữ được thông báo cho (11): ……

Vì Ông (bà) ………….. là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi …….. giờ ……….. ngày …….. tháng …….. năm ………. cho cha mẹ/người giám hộ là (12): …….., địa chỉ ……

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, được giao cho:

1. Ông (bà) (13): ………. để chấp hành. Ông (bà) có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. (14): ………. để tổ chức thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 4 ….bản;

– …… bản;

– Lưu: ………bản

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên, và đóng dấu)

Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận lại xe, giấy tờ xe bị tạm giữ, đơn xin nhận lại tang vật

3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

(1) Dòng trên ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan ra quyết định;

(2) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định;

(3) Ghi địa danh hành chính;

(4) Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;

(5) Ghi rõ lý do tạm giữ người: Để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm; để thu thập, xác minh các tình tiết quan trọng làm căn cứ ra quyết định xử phạt;

(6) Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm;

(7) Ghi cụ thể điểm, khoản, Điều của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính;

(8) Ghi lại tình trạng chung (tình trạng sức khỏe, đặc điểm, hình dáng, đặc điểm quần áo, tài sản cá nhân…) của người bị tạm giữ tại thời điểm ra Quyết định;

(9) Ghi rõ địa chỉ nơi tạm giữ.

(10) Nếu người bị tạm giữ không có yêu cầu thì ghi không có yêu cầu;

(11) Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người được thông báo.

(12) Ghi rõ họ tên, địa chỉ người được thông báo;

(13) Ghi rõ họ tên người vi phạm;

(14) Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị người tổ chức thực hiện việc tạm giữ

Xem thêm: Trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ và khám xét chỗ ở

Xem thêm:  Tự phụ là gì? Những biểu hiện của người có tính tự phụ?

4. Một số quy định pháp luật liên quan:

Nếu trong tố tụng hình sự quy định:

Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, biện pháp này do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

Thì trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm năm 2012 và Nghị định Nghị định 112/2013/NĐ-CP thì đối tượng có thể bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

Mục đích tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính gồm:

+ Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

+ Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ là Trưởng Công an cấp huyện;

+ Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ là Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

+ Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thuộc về Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;

+ Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thuộc về Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

Xem thêm:  U tuyến giáp là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và chẩn đoán

+ Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

+ Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ là Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

+ Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ là Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

+ Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thuộc về Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

+ Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thuộc về Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;

+ Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i có thể giao quyền cho cấp phó

Nơi tạm giữ đối với thủ tục hành chính là:

Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.

Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.

Thười hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Đối với quyết định tạm giữ theo tủ tục hành chính thì không phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành

Như vậy, đối với việc tạm giữ theo thủ tục hành chính được tiến hành khi nhận thấy đối tượng tạm giữ có những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.