Giới thiệu khái quát tỉnh Long An

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Long an ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Long An nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, giữa vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam và cận kề với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn nhất cả nước.

  1. THÔNG TIN KHÁI QUÁT

  2. Điều kiện tự nhiên

  3. Vị trí địa lý

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,87 km2. Trên địa bàn tỉnh có 1 thị xã và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá và Đức Huệ với diện tích đất tự nhiên là 298.243 ha. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng.

Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu.

  1. Địa hình

Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030’ 30 đến 106047’ 02 kinh độ Đông và 10023’40 đến 11002’ 00 vĩ độ Bắc. phía Đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.

Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.

Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.

Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,… trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An.

c.Tài nguyên

Tài nguyên đất: Theo điều tra cơ bản, Long An có 6 nhóm đất chính: đất phù sa cổ (chiếm 21,5% diện tích), đất phù sa ngọt (chiếm 17,04% diện tích), đất phù sa nhiễm mặn (chiếm 1,26% diện tích), đất phèn (chiếm 55,47% diện tích) và đất than bùn (chiếm 0,05% diện tích). Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bới rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ độc tố làm đất trở nên chua phèn, bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2000, diện tích rừng của tỉnh Long An có 44.481 ha, tỷ lệ che phủ rừng chiếm 17,15%. Cây tràm và cây bạch đàn là hai loại cây trồng chủ yếu với tổng trữ lượng khoảng 1,26 triệu m3 gỗ tràm và bạch đàn. Ngoài ra Long An còn có khoảng 175 triệu cây phân tán. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó tạo ra những biến đổi về hệ sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích rừng bị chuyển sang trồng lúa.

Tài nguyên khoáng sản: Long An có trữ lượng than bùn vào khoảng 2,5 triệu tấn, phân bố ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập – Mộc Hoá, Tân Lập – Thạnh Hoá (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (xã Tân Hoà), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Tráp Mốp Xanh).Với độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, than bùn ở Long An là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất chất đốt và phân bón.

Ngoài ra, tỉnh còn có những mỏ đất sét ở khu vực phía bắc, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.

  1. Khí hậu

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.

Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.

Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 – 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam.Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 – 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 – 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC.Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.

Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.

Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.

  1. Điều kiện xã hội
  2. Dân số

Tính đến năm 2014, dân số toàn tỉnh Long An đạt gần 1.477.300 người, mật độ dân số đạt 329 người/km² . Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8.3%.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Long An có 28 dân tộc cùng 23 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.431.644 người, Người Hoa có 2.690 người, 1.195 người Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác, ít nhất là các dân tộc Cờ Lao, Chu Ru và Raglay chỉ có 1 người…

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau chiếm 206.999 người. Trong đó, nhiều nhất là Phật giáo với 125.118 người, tiếp theo đó là đạo Cao Đài với 98.000 người, thứ 3 là Công Giáo 31.160 người cùng các tôn giáo it người khác như Đạo Tin Lành có 3.480 người, Phật Giáo Hòa Hảo có 2.2221 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 242 người, Hồi Giáo có 230 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 43 người Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo có 38 người, ít nhất là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với chỉ 11 người

  1. Tiềm năng kinh tế

Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừ…Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến.

Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng… Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh thành trong cả nước.

Đầu tư trong nước ước đến hết năm 2012 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 650 doanh nghiệp, đến cuối năm 2012 có 4.810 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 81.750 tỷ đồng, cấp mới 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD, cấp chứng nhận đầu tư cho 477 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD.

Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011-2020.

Với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như trên, tỉnh Long An đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012-2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012-2020 tăng 13%/năm. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm.Tầm nhìn đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP đến năm 2015 tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%. Đến năm 2020 là 15%, 45%, 40% và tầm nhìn đến năm 2030 là 7%, 48%, 45%.

Tiềm năng du lịch: Long An có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc, Nhà trăm cột ở Cần Đước,… Ngoài ra, Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước)…cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: cửa khẩu Tho Mo – Đức Huệ, cửa khẩu Bình Hiệp – Mộc Hoá, cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng, cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng. Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Dóc Đinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.

  1. KHU VỰC BIÊN GIỚI, MIỀN NÚI, VÙNG XA VÀ HẢI ĐẢO

Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:

Cửa khẩu Mỹ Quý Tây – Đức Huệ

Cửa khẩu Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường

Cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng

Cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng

Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông).

Các huyện và thị xã có tiếp giáp biên giới với Camphuchia gồm:

Thị xã Kiến Tường, Huyện Đức Huệ, Huyện Mộc Hóa, huyệnTân Hưng và huyện Vĩnh Hưng, Thạch Hóa, Cần Giuộc.

Theo quyết định 964/QĐ-TTg ban hành ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính Phủ, tỉnh Long An có 7 huyện, thị xã nằm trong Danh mục địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020, bao gồm: Huyện Đức Huệ, Huyện Mộc Hóa, Huyện Vĩnh Hưng, Thị xã Kiến Tường, Huyện Thạnh Hóa, Huyện Tân Hưng, Huyện Cần Giuộc.

  1. Thị xã Kiến Tường

Kiến Tường là thị xã thuộc tỉnh Long An, Việt Nam. Thị xã Kiến Tường được thành lập ngày 18 tháng 3 năm 2013 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Mộc Hóa.

Mộc Hóa từng là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường cũ trong giai đoạn 1956-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa (tỉnh lỵ có tên là “Mộc Hóa”). Năm 1976, tỉnh Kiến Tường bị giải thể và sáp nhập vào tỉnh Long An. Sau 37 năm bị mất tên gọi hoàn toàn, vào năm 2013, địa danh Kiến Tường giờ đây xuất hiện trở lại khi trở thành tên gọi của một thị xã mới được thành lập của tỉnh Long An: thị xã Kiến Tường.

Vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Mộc Hoá. Phía tây giáp 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Phía bắc giáp huyện Kôngpôngrồ, tỉnh Vrây-viêng, Campuchia.Phía nam giáp huyện Tân Thạnh.

Hành chính: Thị xã Kiến Tường gồm 3 phường, 5 xã:

Phường 1, Phường 2, Phường 3, Tuyên Thạnh, Thạnh Hưng, Bình Hiệp, Bình Tân, Thạnh Trị

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình: Kiến Tường nằm trong khu đất trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, đất trũng ngập nước hằng năm.

Khí hậu: Có khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng và Mùa mưa. Hàng năm, Kiến Tường đều phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt trên hệ thống sông Vàm Cỏ.

Tài nguyên: Đất đai chủ yếu là đất phèn, thích hợp cho trồng lúa và tràm. Nước ngọt quanh năm được cung cấp bởi sông Vàm Cỏ Tây và một số kênh rạch thông với sông Tiền.

  1. Huyện Đức Huệ

Đức Huệ là huyện phía bắc tỉnh Long An, giáp vùng “Mỏ vẹt” của Campuchia. Nằm rìa phía đông bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Huyện có tiềm năng phát triển thương mại với Campuchia

Vị trí địa lý: Huyện Đức Huệ nằm ở phía bắc tỉnh Long An với diện tích tự nhiên (DTTN) 43.092,4 ha, chia thành 10 đơn vị hành chính (9 xã và 1 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Đức Huệ tiếp giáp với 4 huyện của tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Campuchia, cụ thể:

Phía đông bắc giáp huyện Đức Hòa. Phía nam và Đông Nam giáp huyện Thủ Thừa và Bến Lức. Phía tây và Tây Nam giáp huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An và Campuchia.

Đức Huệ ở vào vị trí là rìa phía đông bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Từ vị trí địa lý kể trên, tiếp nhận nguồn nước ngọt bổ sung từ hồ Dầu Tiếng, Đức Huệ phát huy thế mạnh sản xuất nông sản hàng hóa đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long như: lúa, mía đường, thịt (heo, bò, vịt), tôm cá và lâm sản (tràm). Đồng thời, với vị trí là cửa ngõ gần nhất từ biên giới Campuchia – qua thị trấn Hậu Nghĩa về TP. Hồ Chí Minh, nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại (xuất nhập khẩu qua biên giới), thu hút vốn đầu tư từ ngoài vào (kinh tế trang trại, dịch vụ, thương mại,…).

Trong tương lai, khi hoàn thành xây dựng các trục giao thông chính và tuyến đường vành đai biên giới N1 sẽ giúp cho Đức Huệ khai thác các lợi thế phát triển kinh tế – xã hội, nhất là kinh tế dịch vụ phát triển mạnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng gây cho Đức Huệ một số hạn chế: Do là nơi chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với mẫu chất là phù sa cổ và phù sa mới cùng các vật liệu sinh phèn xen kẽ phủ lên nhau, nên 100% diện tích đất thuộc loại đất có vấn đề, cộng với khi chưa có hồ Dầu Tiếng thì toàn bộ lãnh thổ huyện Đức Huệ bị nhiễm mặn 4 g/l từ 3 – 4 tháng/năm, kết cấu hạ tầng chậm được đầu tư và cũng là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Long An (số hộ nghèo còn đến 19,3%). Đồng thời, với 25 km đường biên giới (thuộc 4 xã) là địa bàn nóng của nạn buôn lậu, lôi cuốn không ít nguồn nhân lực tham gia, gây trễ nải sản xuất nông nghiệp cũng như tâm lý kiếm tiền dễ dàng hơn là lao động chân chính

Hành chính:Huyện lỵ là Thị trấn Đông Thành. Ngoài ra còn có 10 xã:Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Hưng, Bình Hòa Nam, Bình Thành, Mỹ Bình, Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Tây, Điều kiện tự nhiên:

Khí hậu – Thời tiết: Khí hậu huyện Đức Huệ mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa.Theo số liệu quan trắc của trạm Hiệp Hòa nhiệt độ bình quân năm là 27,2oC, tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29,7oC và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 23,6oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 6,1oC và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC).Tổng tích ôn 9.928oC/năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây mía, lúa, ngô, rau đậu thực phẩm. Lượng mưa trung bình năm khá lớn (1.970 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.325mm, bắt đầu ngày 16/V và kết thúc ngày 21/X (kéo dài 164 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất của phần lớn diện tích đất nông nghiệp.

Tài nguyên:

Tài nguyên Đất: heo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 năm 1998 của Phân viện Quy hoạch

Toàn huyện có 3 nhóm đất với 9 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa nhiễm phèn 3.063 ha (chiếm 7,11% diện tích tự nhiên), nhóm đất xám có 15.523 ha (chiếm 36,02% diện tích tự nhiên) và nhóm đất phèn 24.024 ha (chiếm 55,75% DTTN). Như vậy, 100% diện tích đất của huyện Đức Huệ thuộc loại đất có vấn đề, do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn nhất trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện Đức Huệ.

Đất huyện Đức Huệ xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo mới thích nghi với 2 vụ lúa, mía, đậu phộng, đậu đỗ nên cây sinh trưởng phát triển cho năng suất thấp hơn các vùng đất tốt (đất phù sa). Vì vậy, đây cũng là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.

Đất đai của huyện Đức Huệ hình thành từ hai loại trầm tích: Trầm tích phù sa non trẻ (Holocene) và trầm tích phù sa cổ (Pleistocene); trong đó đa số là trầm tích Holocene có chứa vật liệu sinh phèn.

Trầm tích Holocene bao phủ trên 60% diện tích tự nhiên của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ.

Mẫu chất phù sa cổ bao trùm gần 36% diện tích tự nhiên.

Trầm tích không phân chia khoảng 4% diện tích tự nhiên.

Do vậy, khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cần tính toán đầu tư đảm bảo độ ổn định bền vững.

Tài nguyên rừng: Năm 1995 diện tích rừng chỉ có 676 ha, trong đó tràm cừ 510 ha; đến năm 2000 diện tích rừng tăng lên 5.931 ha (tỷ lệ che phủ 14,69%) kể cả cây lâu năm, trong đó bạch đàn 2.535 ha, tràm cừ 2.437 ha, tràm bông vàng 959 ha. Rừng mới trồng từ năm 1997 – 1999 nên trữ lượng không lớn.

Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 327/CT, 773/TTg và 661, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.

Tài nguyên thủy sản: Qua điều tra của Viện Nghiên cứu Thủy sản II, có nhận xét:

Các thủy vực ở huyện Đức Huệ có những nhóm loài đặc trưng như: tảo lục, tảo bánh xe, côn trùng thủy sinh, nhóm tôm cá nước ngọt.

Thủy sinh vật có đến 334 loài, gồm: 181 loài tảo, 93 loài động vật nổi, 60 loài động vật đáy.

Trên sông Vàm Cỏ Đông có 55 loài cá, 9 loài tôm; trong đó, cá đồng và tôm càng xanh có giá trị kinh tế, song sản lượng không lớn.

Ngoài ra, do môi trường nước nội đồng ngày càng được ngọt hóa, độ chua và thời gian ảnh hưởng chua phèn giảm, tạo điều kiện để các loài thủy sản về cư trú và phát triển, mở ra hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi.

Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra địa chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Đức Huệ nghèo về khoáng sản.

Hiện tại ở một số lung phèn có than bùn, tập trung nhiều ở xã Mỹ Quý Tây, trấp Mốp Xanh, lớp than bùn dày 0,75 – 1,50m. Thành phần than bùn có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt; song cần tính toán kỹ nếu muốn khai thác, bởi khai thác than bùn sẽ tạo điều kiện gia tăng oxyt hóa phèn, giảm pH, tăng độc tố trong dung dịch đất.

Cát trên sông Vàm Cỏ Đông từ cửa Rạch Tràm đến đầu kênh Trà Cú Thượng có trữ lượng khoảng 1 triệu m3, song khai thác phải quản lý chặt chẽ, tránh làm thay đổi dòng chảy và hủy hoại môi trường.

Dân số: Dân số trung bình năm 2000 của huyện Đức Huệ là 62.567 người, mật độ dân số 145 người/km2, chỉ bằng 50% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km2) nên Đức Huệ được xem là vùng đất rộng người thưa; đặc biệt dân số khu vực thành thị chỉ có 5.606 người, chiếm 8,96% tổng dân số (chỉ bằng 1/3 tỷ lệ dân số thành thị cả nước), dân số nông thôn 56.912 người (chiếm 90,9%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,36%/năm. Điểm đáng lưu ý là phần lớn cư dân đến đây định cư sau năm 1975 (dân kinh tế mới), cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh nghiệm, trình độ văn hóa và chuyên môn thấp.

  1. Huyện Mộc Hóa

Mộc Hóa là huyện thuộc tỉnh Long An. Cách Thành phố Tân An khoảng 70 km, là huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Ngày 18 tháng 3 năm 2013, một phần diện tích và dân số của huyện Mộc Hóa bao gồm thị trấn Mộc Hóa và một số xã lân cận được tách ra để thành lập mới thị Kiến Tường trực thuộc tỉnh Long An.

Mộc Hóa từng là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường cũ trong giai đoạn 1956-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa (tỉnh lỵ có tên là “Mộc Hóa”). Năm 1976, tỉnh Kiến Tường bị giải thể và sáp nhập vào tỉnh Long An. Sau 37 năm bị mất tên gọi hoàn toàn, vào năm 2013, địa danh Kiến Tường giờ đây xuất hiện trở lại khi trở thành tên gọi của một thị xã mới được thành lập của tỉnh Long An: thị xã Kiến Tường.

Vị trí địa lí:

Phía đông giáp huyện Thạnh Hoá.Phía Tây giáp thị xã Kiến Tường. Phía Bắc giáp huyện Kôngpôngrồ tỉnh Svay Rieng của Campuchia. Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh

  1. Huyện Tân Hưng

Tân Hưng là một huyện thuộc tỉnh Long An. Tân Hưng nằm ở vùng trũng của Đồng Tháp Mười, thường bị ngập sâu vào mùa lũ hàng năm. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, giao thông chủ yếu bằng đường thủy.Kinh tế của huyện còn rất khó khăn. Bên cạnh vùng ngập trũng, trên địa bàn huyện có một số gò cao, là nơi tập trung nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam như Gò Gòn, Gòn Bún, Gò Pháo…Điểm du lịch nổi tiếng nhất huyện là Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.

Vị trí địa lý: Huyện nằm ở phía tây tỉnh Long An.Phía bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 15,22 km, thuộc địa giới 3 xã Hưng Điền, hưng Điền B và Hưng Hà.Phía tây và nam là huyện Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).Phía đông và đông bắc là huyện Vĩnh Hưng.Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, Mộc Hoá.

Hành chính:Toàn huyện Tân Hưng có 1 thị trấn và 11 xã:Huyện ly: Thị trấn Tân Hưng. Các xã:Xã Hưng Điền B, Xã Hưng Điền, Xã Hưng Hà, Xã Hưng Thạnh, Xã Thạnh Hưng, Xã Vĩnh Bữu, Xã Vĩnh Châu A, Xã Vĩnh Châu B, Xã Vĩnh Đại, Xã Vĩnh Lợi, Xã Vĩnh Thạnh.

Kinh tế: Tân Hưng là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Long An. Đây là nơi lũ về sớm nhưng lại rút chậm. Chính vì vậy, đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn.Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp.Nhờ thực hiện tốt công tác thủy lợi, sản xuất nông nghiệp của huyện không ngừng gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2000, diện tích gieo trồng lúa 2 vụ là 46.933 ha, sản lượng thóc 205.000 tấn, năng suất bình quân khoảng 4,3 tấn/ha, thì đến năm 2010 diện tích gieo trồng lúa đã lên đến 65.138 ha. Nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất như: mè, bắp (ngô),.

Xã hội: Giáo dục được quan tâm đầu tư đúng mức và đi vào chiều sâu nên học sinh không phải học hè do phải nghỉ trong mùa lũ, không còn tình trạng dạy 3 ca; hệ thống trường học được xây dựng kiên cố, từng bước quy hoạch đảm bảo đạt chuẩn quốc gia thay cho các trường tranh tre tạm bợ, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được mở rộng. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở.

Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển. Nếu như năm 2000, bệnh viện huyện còn thiếu thốn mọi bề, cơ sở vật chất không đảm bảo, số trạm y tế xã có bác sĩ chỉ đạt 50% thì đến năm 2010, bệnh viện đa khoa 50 giường đã được xây dựng và đang được nâng cấp lên 100 giường với trang thiết bị hiện đại, 100% số xã có bác sĩ, 9/11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các chương trình y tế quốc gia đều đạt chỉ tiêu hàng năm. Đội ngũ y, bác sĩ từng bước được chuẩn hóa, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe, khám – chữa bệnh cho nhân dân.

  1. Huyện Vĩnh Hưng

Vĩnh Hưng là một huyện thuộc tỉnh Long An. Huyện Vĩnh Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Vĩnh Hưng có tuyến biên giới giáp Campuchia dài 45,62 Km (chiếm 31,1% tổng chiều dài biên giới của tỉnh Long An) được xem là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng.

Vị trí địa lý: Huyện nằm về phía tây tỉnh Long An.Phía Bắc giáp tỉnh Svay Rieng (Mỏ Vẹt) của Campuchia.Phía Tây Nam giáp huyện Tân Hưng.Phía Đông, Đông Nam là thị xã Kiến Tường.

Hành chính: Toàn huyện có 1 thị trấn và 9 xã:Thị trấn Vĩnh Hưng, Khánh Hưng, Hưng Điền A, Vĩnh Trị, Thái Trị, Thái Bình Trung, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Tuyên Bình, Tuyên Bình Tây.

  1. Huyện Thạnh Hóa

Thạnh Hóa là huyện giáp biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là 1 trong 6 huyện nằm trong khu vực vùng Đồng Tháp Mười nên hằng năm thường bị ảnh hưởng của lũ lụt, cách Thành phố Tân An 29 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 62. Phía Đông Bắc giáp với huyện Đức Huệ và phía bắc giáp Xam Rong – Svay Rieng – Campuchia có đường biên giới dài 9,5 km. Phía Tây và Tây nam giáp với Mộc Hóa và Tân Thạnh. Phía đông giáp với Thủ Thừa. Phía nam giáp với Tân Phước của Tiền Giang.

Điều kiện tự nhiên:

Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 46.826 ha.Dân số là 53.597 người (01/04/2009).Dân tộc: Kinh, Mường, Hoa, Khơme, Thái, Tày, Nùng, Sán Chay, Chăm.

Đất đai:có 4 nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn, đất xám và đất xáo trộn. Trong đó:Đất phèn chiếm diện tích khá lớn khoảng 34.063ha, tương đương với 72,7% diện tích đất tự nhiên của huyện.Đất phù sa chỉ chiếm khoảng 4.566ha, tương đương với 9,8%.

Hành chính:

Thạnh Hóa có 1 thị trấn và 10 xã, với 48 khu phố, ấp: Huyện lỵ: Thị trấn Thạnh Hóa có 4 khu phố.Các xã:xã Tân Đông có 4 ấp, xã Tân Hiệp có 4 ấp, xã Tân Tây có 5 ấp, xã Thạnh An có 4 ấp, xã Thạnh Phú có 4 ấp, xã Thạnh Phước có 4 ấp, xã Thuận Bình có 4 ấp, xã Thuận Nghĩa Hòa có 5 ấp, xã Thủy Đông có 4 ấp, xã Thủy Tây có 6 ấp.

Kinh tế, Xã hội:

Cơ sở hạ tầng còn rất thiếu và không đồng bộ, đã gây trở ngại không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Thạnh Hóa thuộc tiểu vùng IV (gồm Thạnh Hóa, Bắc Thủ Thừa, và một phần huyện Tân Thạnh). Với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, cụ thể là: ổn định sản xuất 2 vụ lúa (ĐX-HT), luân canh lúa – đay, lâm nghiệp (phát triển tràm cừ) và nuôi thủy sản nước ngọt.

Sau khi thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạnh Hóa đứng trước muôn vàn khó khăn: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, hầu hết bị nhiễm phèn nặng, trong khi các công trình thuỷ lợi nội đồng vừa thiếu vừa xuống cấp. Hệ thống hạ tầng yếu kém. Toàn huyện chỉ có Tỉnh lộ 49 là tuyến đường duy nhất từ thị trấn Tân An đi các huyện vùng Đồng Tháp Mười; giao thông bộ bị chia cắt, giao thông thuỷ chủ yếu dựa vào sông Vàm Cỏ Tây và một số trục kinh chính nên việc đi lại hết sức khó khăn.

Lúc đó, toàn huyện chỉ có chợ Tuyên Nhơn có lưới điện và mạng thông tin liên lạc.Trường học, trạm xá đều trong tình trạng tạm bợ, công trình cung cấp nước sạch hầu như không có.Các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Trong khi đó, lũ lụt lại thường xuyên diễn ra, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân.

Trước tình hình đó, chính quyền và nhân dân huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi, kêu gọi sự quan tâm đầu tư của tỉnh và Nhà nước. Đến nay, diện tích đất nông nghiệp của huyện đã tăng từ 9.759ha đất lúa 1 vụ lên 17.000ha đất lúa 2 vụ, tổng sản lượng lương thực năm 2008 đạt trên 140.000 tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Bình quân lương thực đạt 2,6 tấn/người/năm, gấp 4 lần so với năm 1989.

Hệ thống các công trình tưới tiêu phát triển tương đối toàn diện, việc xây dựng các tuyến đê bao lửng đã phục vụ tốt việc tưới tiêu cho 600ha lúa, phấn đấu đến cuối năm 2009 trên 8.000ha được bảo vệ bằng đê bao.

Việc thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày càng mở rộng. Toàn huyện có trên 300 máy cày, hơn 50 máy gặt đập liên hợp, hàng ngàn máy nổ phục vụ cho việc bơm nước, phun thuốc cùng nhiều lò sấy lúa, nhà máy xay xát, tỉ lệ lao động thủ công giảm từ 90% xuống còn 50%.

Đặc biệt, hoạt động chăn nuôi ở Thạnh Hoá những năm gần đây đang phát triển theo hướng đa dạng, ứng dụng có hiệu quả mô hình VAC. Từ chỗ bà con chỉ nuôi các con truyền thống như heo, gà, vịt, nay đã mở rộng sang nuôi các loại gia súc như bò, dê, một số hộ còn mạnh dạn đầu tư nuôi các con đặc sản như baba, trăn, thỏ, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ. Nuôi trồng thuỷ sản cũng có tăng tốc, từ việc phụ thuộc vào khai thác nguồn lợi thiên nhiên, bà con đã đầu tư làm nhiều ao đầm với tổng diện tích hàng trăm hecta để nuôi các loại cá nước ngọt. Tràm đang trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế lâm nghiệp với tổng diện tích khoảng 16.000ha.

Huyện cũng đã được Chính phủ phê duyệt 2 cụm công nghiệp ở Thuận Nghĩa Hoà và Tân Đông với tổng diện tích 450ha, ngoài ra còn có 2 cụm tiểu thủ công nghiệp ở Thủy Đông và Thị trấn Thạnh Hóa với tổng diện tích 120ha. Hiện Thạnh Hóa đã tiếp nhận một số dự án đầu tư của Nhà máy Thực phẩm quốc tế Chiameei, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Đầu tư hạ tầng Nam Long…

Là một huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, kinh tế chủ yếu của Thạnh Hoá vẫn là nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chính. Ngoài ra huyện còn có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp và ngư nghiệp chủ yếu là trồng tràm cừ và nuôi thủy sản nước ngọt.

  1. Huyện Cần Giuộc

Cần Giuộc là một huyện thuộc vùng hạ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Long An. Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long qua Quốc lộ 50, từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các tỉnh phía Nam.

Điều kiện tự nhiên: Cần nằm về phía Đông của tỉnh, diện tích tự nhiên 210.1980 km², dân số trung bình 169.020 người (năm 2009), mật độ khá đông: 804 người/km²; phía Bắc – Đông Bắc giáp huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh (dài 32,5 km), phía Đông giáp huyện Cần Giờ, có chung dòng sông Soài Rạp (dài 7,91 km), phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước.

Điều kiện khí hậu thời tiết:

Cần Giuộc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của đại dương nên độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Nhiệt độ không khí hàng năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm là 26,9 0 C, nhiệt độ trung bình mùa khô là 26,5 0 C và mùa mưa là 27,3 0 C; tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 (29 0 C), tháng mát nhất là tháng 12 và tháng 1 (24,7 0 C). Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt 40 0 C và thấp nhất 14 0 C. Nắng hầu như quanh năm với tổng số giờ nắng trên dưới 2.700 giờ/năm. Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với tổng số lượng mưa chiếm từ 95 – 97% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa bình quân 1.200 – 1.400 mm/năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10.

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa mùa nầy chỉ chiếm từ 3 – 5% tổng lượng mưa cả năm.

Ẩm độ không khí trung bình trong năm 82,8%, trong mùa khô độ ẩm tương đối thấp: 78%. Lượng bốc hơi trung bình 1.204,5 mm/năm. Chế độ gió theo 2 hướng chính: mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam.

Địa hình và tài nguyên đất:

Địa hình Cần Giuộc mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2 m so với mặt nước biển), nghiêng đều, lượn sóng nhẹ và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Sông Rạch Cát (còn gọi sông Cần Giuộc) dài 32 km, chảy qua Cần giuộc theo hướng Bắc – Nam, đổ ra sông Soài Rạp, chia Cần Giuộc ra làm 2 vùng với đặc điểm tự nhiên, kinh tế khác biệt. Vùng thượng có cao độ so với mặt biển 0,8 – 1,2 m, địa hình tương đối cao ráo. Hiện nay hầu hết diện tích đã được ngăn mặn nhờ hệ thống công trình thủy lợi đê Trường Long, đê Phước Định Yên và cống – đập Trị Yên, cống – đập Mồng Gà.

Vùng thượng gồm: Thị trấn Cần Giuộc và 9 xã là Tân Kim, Trường Bình, Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Long Thượng, Phước Lý

Vùng hạ có 7 xã là: Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu.Vùng hạ có cao độ so với mặt nước biển 0,5 – 0,8 m, có mật độ sông rạch tự nhiên dày đặc. Một số khu vực thấp cục bộ là lòng sông cổ chưa được phù sa bồi lắng lấp đầy, cao độ chỉ 0,2 – 0,4 m. Công trình thủy lợi cống, đập Ông Hiếu với tuyến đê dài 11,85 km phục vụ ngăn mặn trữ ngọt cho trên 2.000 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm. Còn lại hầu hết diện tích Vùng hạ thích hợp cho sản xuất lúa 1 vụ và nuôi thủy sản.

Đất Cần Giuộc thành tạo bởi phù sa trẻ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, tạo nên đồng bằng gần cửa sông với các đặc trưng sau:

Đất mặn, phèn chiếm 48,34% diện tích tự nhiên với 10.103 ha, có thành phần cơ giới nặng (tỉ lệ sét vật lý cao 50 – 60%) và nồng độ độc tố cao (SO 4 -, Cl -, Al +++, Fe ++, …), ít thích hợp cho sản xuất cây trồng cạn, nhưng lại là nơi trồng lúa thơm và lúa đặc sản (Tài nguyên, Nàng thơm, Hương lài – khaodawk Mali, …) cho chất lượng cao và nuôi thủy sản nước mặn – lợ (tôm sú, cá nước lợ, cua lột, …) có hiệu quả. Đất phù sa 4.132 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Vùng thượng là loại đất tốt nhất, có thành phần cơ giới thịt trung bình, do khai thác lâu đời nên hàm lượng N, P, K tổng số từ trung bình đến nghèo, độ pH KCL 5,5 – 6,2; đặc biệt có một số nguyên tố vi lượng với nồng độ khá cao (Bore, Cobal, Kẽm, Molipden). Đây là vùng đất thích hợp cho trồng rau và lúa đặc sản chất lượng cao, do tính chất đất tạo nên lợi thế cho sản phẩm hàng hóa có hương vị đặc biệt.

Rate this post
Xem thêm:  Hướng dẫn đường đi Hầm Thủ Thiêm, đường lên nóc hầm

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.