Vật đặc định, vật cùng loại, vật đồng bộ và thực hiện nghĩa vụ giao vật

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Loai va vat dac dinh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về vật đặc định, vật cùng loại và thực hiện nghĩa vụ giao vật. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu về Vật đặc định, vật cùng loại, vật đồng bộ và thực hiện nghĩa vụ giao vật theo quy định pháp luật.

Vật đặc định là gì? Vật cùng loại là gì? Vật đồng bộ là gì?

Vật đặc định, vật cùng loại

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.”

Theo đó, vật đặc định có thể là vật độc nhất (không có vật thứ hai). Ví dụ như các loại đồ cổ quý hiếm, bức tranh cổ của danh họa nổi tiếng.

Xem thêm:  Cách cài và sử dụng phần mềm tô màu ART - Thủ thuật

Vật cùng loại có thể hiểu là những vật có thể thay thế được như gạo, muối, xăng cùng loại, xi măng của một nhà máy sản xuất có cùng chất lượng…

Vật đồng bộ

Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.”

Theo đó, vật đồng bộ là tập hợp các vật có mối liên hệ với nhau để khi sử dụng có đầy đủ chức năng công dụng, giá trị thẩm mỹ…Ví dụ: bộ tranh tứ quý, bộ quần áo, bộ bàn ghế…

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao vật

Nghĩa vụ giao vật theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 279 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

Quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa vụ giao vật, đồng thời ghi nhận sự hợp lý khi người có nghĩa vụ giao vật đang là người thực tế nắm giữ, chiếm giữ vật đó. Lúc này họ có điều kiện bảo quản, giữ gìn vật tốt hơn những chủ thể khác, đặc biệt là bên có quyền.

Xem thêm:  Tóm tắt Tôi đi học ngắn gọn (21 mẫu) - Văn 8 - Download.vn

Ví dụ: Trong quan hệ mua bán, khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật, bên bán có nghĩa vụ giao vật sẽ phải thực hiện vấn đề bảo quản, giữ gìn tài sản cho đến khi giao tài sản đó cho bên mua

Cụ thể hóa từng loại vật

– Khi bên có nghĩa vụ phát sinh nghĩa vụ giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Việc bàn giao vật đặc định phải đúng tình trạng như đã cam kết.

– Khi giao vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng, chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì phải giao với chất lượng trung bình.

– Khi nghĩa vụ phải giao vật đồng bộ, nếu thiếu một trong các phần, các bộ phân hoặc các phần, bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Nếu các bên không có thỏa thuận nào khác, bên nào là bên giao vật sẽ phải chịu chi phí cho việc giao vật đó.

Ví dụ: trong quan hệ mua bán ti vi, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao ti vi, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền. Nên khi chuyển giao ti vi có phát sinh chi phí vận chuyển, bên bán sẽ phải thanh toán nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Xem thêm:  Đoàn viên có mấy nhiệm vụ và mấy quyền theo quy định mới?

>>xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Trên đây là nội dung về Vật đặc định, vật cùng loại, vật đồng bộ và thực hiện nghĩa vụ giao vật theo quy định pháp luật Lawkey cung cấp đến bạn đọc. Có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần nhờ tới dịch vụ pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.