Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Le ghet thuong nhung loi tho tam huyet cua nguyen dinh chieu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Dàn ý

I. Mở bài

– Trình bày những nét khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên

– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

* Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến

* Phân tích, chứng minh, bình luận

1. Cảm nhận về mối quan hệ giữa ghét và thương

– Mối quan hệ về lẽ yêu ghét được đúc kết ngay trong câu thứ 4 của đoạn trích:

+ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” : cội nguồn sự ghét là lòng thương, thương là gốc ⇒ hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung, hỗ trợ cho nhau

=> Đây cũng chính là tuyên ngôn về lẽ ghét thương của ông Quán

– Cuối đoạn trích, một lần nữa mối quan hệ khăng khít giữa lẽ ghét và thương lại trở lại:

+ “Nửa phần lại ghét nửa phần lại thương”: Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.

2. Cảm nhận về lẽ ghét

– Những điều ông Quán ghét: việc tầm phào, ghét Kiệt, Trụ mê dâm, đời U, Lệ đa đoan, ghét đời Ngũ Bá phân vân, đời thúc quý phân băng…

Xem thêm:  Tóm tắt Lòng yêu nước hay nhất, ngắn nhất (4 mẫu) - VietJack.com

=> Thực chất: ghét vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân, để triều đại suy tàn

+ “Ghét đời”: ghét cả một đời, một triều đại, một chính quyền, một xã hội

+ Điệp từ “ghét”: tăng sức mạnh cảm xúc

+ Điệp từ dân: Cơ sở lẽ ghét chính là yêu dâm, lo cho dân

=> Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét. Cội nguồn của lẽ ghét chính là lẽ thương

3. Cảm nhận về lẽ thương

– Khi bàn về lẽ ghét, ông Quán thường ghét cả một “đời”, khi bàn về lẽ thương,ông hướng vào những người cụ thể :

+ Thương là thương đức thánh nhân.

+ Thương thầy Nhan tử dở dang.

+ Thương ông Gia Cát tài lành.

+ Thương thầy Đổng tử cao xa.

+ Thương người Nguyên Lượng ngùi.

+ Thương ông Hàn Dũ chẳng may.

+ Thương thầy Liêm, Lạc đã ra.

– Điệp từ “thương”: nhấn mạnh tình cảm đối với những người vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành .

=> Thương bằng tình cảm chân thành và niềm tiếc nuối

4. Cảm nhận về hình tượng nhân vật ông Quán

– Đây là nhân vật phụ nhưng để lại ấn tượng sâu sắc bởi:

+ Ông Quán xuất hiện đầu đoạn trích cho cảm nhận: thông kinh sử, bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh rõ ràng ⇒ Là biểu trưng cho tính cách Nam bộ và tư tưởng nhà văn

Xem thêm:  Tả quang cảnh trường em sau kỳ nghỉ dịch - Thủ thuật

+ Thông qua những lời bàn về lẽ ghét và lẽ thương: tình cảm yêu ghét của ông Quán rõ ràng, dứt khoát, nồng nàn, mãnh liệt. Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị ⇒ Tình cảm của con người miền Nam

– Đây là nhân vật Nguyễn Đình Chiều gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình bởi bản thân ông là người nằm trong cảnh ngộ đáng để “thương” Ngoài ra đó còn là sự đồng cảm, kính yêu những vĩ nhân và tiếc thương cho cuộc đời, số phận của bản thân mình.

III. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề

– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về lẽ ghét thương trong xã hội hiện nay

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.