Lam Sơn: Một vùng văn hóa – văn học – Báo Thanh Hóa

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Lam sơn ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trò Xuân Phả trong lễ hội Lam Kinh.

“Về Lam Sơn để lòng ta được dạt dào một khoái cảm thẩm mỹ về con người, sông núi, cỏ cây. Về Lam Sơn để thấm thía hơn trong tâm trí ta niềm tự hào về quê hương, dân tộc”.

Đó là lời cảm thán của cố PGS Vũ Ngọc Khánh khi đặt bút viết về mảnh đất Lam Sơn, nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, cũng là quê hương của vua Lê Thái tổ – linh hồn cuộc khởi nghĩa. Vùng đất ấy, gắn với sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử ấy không chỉ làm rạng rỡ sử sách, mà còn trở thành một đề tài lớn – một vẻ đẹp của văn hóa – văn học dân tộc.

Lam Sơn ngày nay thuộc địa phận thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân). Nói về mảnh đất này, trên bia Vĩnh Lăng có đoạn khắc: “Vua họ Lê, húy Lợi, tằng tổ húy Hối, là người phủ Thanh Hóa. Từng có một ngày đến chơi Lam Sơn, thấy chim bay hàng đàn, liệng quanh ở núi Lam Sơn như vẻ đông người hội họp, liền nói rằng “Chỗ này tốt đây”, nhân dời nhà đến ở. Ba năm mà gây nên sản nghiệp; con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước, mở đất thực gây nền từ đó”. Địa danh Lam Sơn gắn liền với nhiều cái tên nổi tiếng, trong đó phải kể đến núi Dầu và núi Mục. Núi Dầu cũng chính là núi Lam (núi Lam Sơn), nơi cụ tổ của Lê Lợi dời nhà đến ở. Ngọn núi này còn gắn với một truyền thuyết rằng: Lê Lợi cho thắp đèn dầu làm hiệu đón nghĩa sĩ từ các nơi về. Lại có truyền thuyết tên núi do Lê Lợi đặt để tưởng nhớ công lao của bà bán dầu đã cung cấp dầu cho nghĩa quân và bị giặc giết hại. Vậy nên dân gian vẫn lưu truyền câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu”. Núi Mục ở bên hữu ngạn sông Chu, qua sông là vào nhà cụ Lê Hối. Núi Mục có độ cao 171m như tấm bình phong che chở cho Lam Sơn ở hướng Tây Nam. Tương truyền, núi có hình giống con voi nên gọi là núi Voi. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, các ngọn núi đều quay về một hướng như thuần phục, chỉ riêng núi Voi quay hướng khác. Thấy vậy Lê Lợi chỉ gươm tỏ ý trừng phạt, núi liền quay đầu tỏ lòng hối cải. Từ đó, núi có tên là Mục (nghĩa là cung kính).

Xem thêm:  Kinh nghiệm đi Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình 2021 - Vntrip.vn

Lam Sơn, nơi mà mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi bóng cây, ngọn cỏ, không ít thì nhiều đều gắn liền với khởi nghĩa Lam Sơn. Đặc biệt, với niềm trân trọng dành cho người anh hùng áo vải, người dân nơi đây đã để cho trí tưởng tượng của mình trở nên bay bổng, để ngợi ca và thần thánh hóa chiến công của nhân vật lịch sử Lê Lợi. Để rồi, dù giới chuyên môn vẫn còn băn khoăn về bản đồ địa giới Lam Sơn trong lịch sử; thì người dân nơi đây vẫn luôn tin rằng nơi này hay nơi khác quanh mảnh đất Lam Sơn đều liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Điều này cũng giống như cách so sánh của cố PGS Vũ Ngọc Khánh rằng, “Cứ y như là những vòng văn hóa lan xa dần, quanh một tâm chính là hình tượng nhà lãnh tụ họ Lê kính mến”. Đó là một vệt truyền thuyết và di tích, ví như rừng lim gần Lam Sơn được coi là nơi nghĩa quân từng tụ tập sớm chiều. Xã Thọ Hải có dốc hương, tương truyền là nơi người dân đốt trầm bái tướng, đón chào đoàn quân tụ nghĩa. Sát Thọ Hải là xã Xuân Trường, nơi lưu truyền điệu múa Xuân Phả – vẫn được ngờ là có liên quan đến những điệu múa Bình Ngô phá trận, Chư hầu lai triều được ghi trong sử sách…

Có một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, ở Lam Kinh và một số vùng đất khác của xứ Thanh, các sự tích, truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà Lê Lợi là nhân vật trung tâm, là một kho tàng đồ sộ. Đó là các truyền thuyết, sự tích gắn với suối Vớ – nơi Nguyễn Trãi lấy mật viết lên lá cây để kiến đục thủng như truyền đi thông điệp của Trời và thần linh: “Lê Lợi vi Vương, Lê Lai vi Tướng, Nguyễn Trãi vi Thần”; hay suối Láu – nơi Lê Lợi đổ bát rượu xuống suối “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, thề cùng tướng sĩ “nếm mật nằm gai”, đồng cam cộng khổ đánh bại giặc Minh. Đó còn là những truyền thuyết, sự tích về núi Chí Linh, nơi Lê Lai cải trang thành “Chúa Lam Sơn”, liều mình cứu Lê Lợi thoát khỏi sự vây ráp của quân giặc. Sự tích thác Ma Hao, nơi con chó đi theo nghĩa quân của Lê Lợi, trong một cuộc chạy trốn sự bủa vây của giặc đến kiệt sức không thể liều mình bơi qua suối, đã dùng hết sức tàn của mình xông vào đàn chó của giặc rồi nhảy xuống dòng nước xoáy…

Xem thêm:  Thông Tin Sân Bay Sapa Lào Cai - Vpq

Trong các truyền thuyết, cổ tích về Lam Sơn, có lẽ nổi bật nhất là truyền thuyết về “Sự tích Hồ Gươm”. Về sự tích này, có nhận định cho rằng, chuyện Lê Thận đánh lưới bắt được thanh gươm ở sông Chu là có thực. Song huyền thoại đã khiến việc Lê Thận “đắc bảo kiếm” không còn là câu chuyện bắt được của, mà là việc Lạc Long Quân đã trao thanh gươm như trao sứ mệnh cứu nước, cứu dân cho vị chủ soái Lam Sơn. Thanh gươm đó đã đi theo Lê Lợi suốt mười năm kháng chiến gian khổ. Khi cuộc khởi nghĩa thành công, nhân một buổi vua Lê Thái tổ dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng hiện lên “xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Như vậy, Lê Lợi nhận gươm và trả gươm là nhận một sứ mệnh và đã hoàn thành được sứ mệnh mà tiền nhân và lịch sử giao phó. Hình tượng vua Lê Lợi trả gươm lại cho Rùa Vàng cũng chính là khát vọng của Nhân dân ta về một đất nước thái bình, thịnh trị. Đồng thời, truyền thuyết này đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm thức dân tộc, gắn liền với di tích Hồ Hoàn Kiếm nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Từ “miền tụ nghĩa” hay “chốn hoang dã nương mình”, trải suốt 10 năm “nếm mật nằm gai”, Lê Lợi đã lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn đi đến thắng lợi cuối cùng và gây dựng nên cơ đồ trăm năm nhà Hậu Lê. Cũng từ đó, mảnh đất Lam Sơn trở thành đất quý hương, được sử sách ngợi ca và cháu con muôn đời trân trọng, hướng về.

Xem thêm:  Chợ Bình Điền: Khu chợ đầu mối nổi tiếng lớn nhất Sài Gòn - Go2Joy

Khôi Nguyên

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.