Lâm nghiệp là gì? Các loại hình, đặc điểm, ưu và nhược điểm?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Lâm nghiệp là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng đều biết tới vai trò của Lâm nghiệp đối với nền kinh tế và đối với xã hội. Lâm nghiệp bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Vậy để phát triển tốt hơn về ngành lâm nghiệp chúng ta cần hiểu Lâm nghiệp là gì? Các loại hình, đặc điểm, ưu và nhược điểm của Lâm nghiệp như thế nào dưới bài viết này nhé.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568a

1. Lâm nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau:

” Lâm nghiệp là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản”.

Cũng có thể hiểu hiện nay nghành lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế của nước nhà, ngành này có chức năng chủ yếu liên quan tới hoạt động xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,… của rừng.

Bên cạnh đó thì lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất đa dạng và mang một đặc điểm rất riêng biệt. Khi chúng ta nhắc tới ngành lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế của đất nước và trong đời sống xã hội. Căn cứ dựa trên luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi:

“Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc”.

Như vậy có thể thấy được vai trò của ngành Lâm nghiệp được thể hiện rất rõ trong giai đoạn từ khi đổi mới đến nay. Theo số liệu thống kê đã đạt được về ngành với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Những năm gần đây với giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 11,3 tỷ USD, đồng thời, dự kiến năm 2020 đạt 13 tỷ USD, chiếm 2,3% tổng giá trị xuất khẩu cả nước và chiếm trên 26% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Từ đây, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Hiện sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với đó, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng là những thành quả mới đã thể hiện rõ trong những năm qua.

Xem thêm:  Trước khi tiêm vaccine cần làm gì để đạt hiệu quả cao nhất?

Ngành lâm nghiệp phát triển cùng với việc mang lại giá trị xuất khẩu lâm sản cao thì cũng đã thực hiện hiệu quả về xã hội hóa nghề rừng và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho bà con nhân dân sinh sống ở khu vực này. Hàng triệu hộ gia đình, cộng đồng dân cư được giao rừng và đất lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với việc cả nước có trên 5.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, đã thu hút hàng triệu lao động tham gia sản xuất.

Không những vậy, một sự phát triển về lâm nghiệp đáng được ghi nhận đó là diện tích rừng cả nước cơ bản tăng đều qua các năm và đạt tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc 42% vào năm 2020, hoàn thành chỉ tiêu cơ bản được Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định. Bên cạnh đó đóng cửa khai thác gỗ toàn bộ 10,3 triệu ha rừng tự nhiên, hình thành hệ thống rừng đặc dụng trên 2,2 triệu ha, rừng phòng hộ trên 4,6 triệu ha.

Hiện nay thì Đảng và nhà nước ta cũng có rất nhiều chính sách quan trọng liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính đã được ngành Lâm nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện ở nhiều chương trình, dự án trên phạm vi cả nước; chủ động, tích cực tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã?

2. Lâm nghiệp tiếng Anh là gì?

Lâm nghiệp tiếng Anh là ” forestry”.

Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng giải quyết trọng tài thương mại

3. Các loại hình và đặc điểm của lâm nghiệp:

Mối quan hệ mật thiết của lâm nghiệp và rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên ở nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới. Hiện nay có nhiều loại lâm nghiệp tùy thuộc vào lãnh thổ cần thiết cho từng vùng:

Xem thêm:  Dung dịch Phenol C6H5OH có làm đổi màu quỳ tím không?

+ Lâm nghiệp thâm canh: Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật khác nhau để đảm bảo năng suất cao hơn cho khu vực đang canh tác. Đó là, chúng tôi cố gắng tạo ra lượng tài nguyên lớn nhất mà vẫn bảo vệ môi trường.

+ Lâm nghiệp mở rộng: Nó phụ trách thực hiện một số hoạt động ở những nơi bao gồm các hoạt động kinh tế và xã hội khác. Mục tiêu chính của việc thực hành các hoạt động này là làm cho người dân nhận thức được việc bảo vệ môi trường ở những nơi nó được trồng. Ngoài ra, nó cũng cung cấp một số dịch vụ cho dân cư như du lịch và giáo dục môi trường. Nhờ đó, việc sản xuất và duy trì rừng có thể được đảm bảo một cách bền vững và theo thời gian.

Xem thêm: Ưu điểm, nhược điểm của công ty TNHH một thành viên

4. Ưu và nhược điểm của các loại hình lâm nghiệp:

Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với thế và lực mới, nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhau mà cần được phát trển những điêm thuận lợi và khắc phục khó khăn trước mắt. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển mạnh mẽ và đứng trước yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ngành Lâm nghiệp xác định sẽ có nhiều nhiệm vụ cần triển khai thực hiện.

Nhưu vậy nên toàn ngành Lâm nghiệp xác định, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, đổi mới sáng tạo để thực hiện khát vọng chung của Lâm nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới:

“Lâm nghiệp Việt Nam hiện đại và sáng tạo, phát triển hài hòa và bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; có vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.

Để đạt được khát vọng đó, theo số liệu thống kê thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trước mắt, ngành sẽ tập trung rà soát quy hoạch phát triển Lâm nghiệp Quốc gia, Chiến lược phát triển ngành cùng với tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ bản để duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 42%. Tập trung nuôi dưỡng, phục hồi, làm giàu rừng rự nhiên, nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng, tăng 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030 so với hiện nay.

Xem thêm:  Nhịn ăn gián đoạn | BvNTP - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ lâm sản với khoảng 40 triệu m3 vào năm 2025, 50 triệu m3 năm 2030 để chủ động cho công nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Để làm được như vậy cần phải thiết lập, quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất các loại rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp, đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp. Phấn đấu thu từ dịch vụ môi trường rừng và lâm sản dược liệu dưới tán rừng tăng gấp 2 lần vào năm 2025 và tăng gấp 3 lần vào năm 2030 so với năm 2020.

Từ trên thực tiễn chúng ta thấy việc trồng lại rừng hoặc trồng rừng là một trong những lợi thế chính ở những nơi ban đầu hầu như không có cây cối. Nó cũng được sử dụng để khôi phục những vùng sa mạc đó. Nó là một phần nguồn sống của nhiều loài động thực vật. Đây là cách bạn tạo ra một hệ sinh thái tuyệt vời và lành mạnh.

Nó có thể làm sạch không khí tốt hơn thông qua quá trình quang hợp của thực vật, mang lại một số lợi ích cho môi trường. Nó cũng cấp nước cho các con sông và cung cấp nước uống cho các khu vực khác nhau.

Tuy nhiên, nó có thể có một số nhược điểm. Những khiếm khuyết này chủ yếu xuất hiện khi quản lý rừng thiếu chặt chẽ. Nếu không được quản lý hợp lý, rất dễ gây nguy hại đến môi trường và gây nguy hiểm cho các loài động thực vật. Con người có thể gây ra sự mất cân bằng lớn trong các hệ sinh thái tự nhiên do quản lý kém. Ví dụ, có thể làm hỏng hệ sinh thái thông qua việc khai thác gỗ quá mức, trồng các loài không tương thích và / hoặc xâm lấn, v.v.

Tất cả những bất lợi phát sinh từ hoạt động này, đều xảy ra khi việc quản lý không được thực hiện một cách chính xác. Miễn là nó được thực hiện một cách cân bằng, nó sẽ chỉ mang lại lợi ích. Nó có thể được sử dụng ở những khu vực xuống cấp nhất để mang lại cho nó một mục đích xã hội, kinh tế và môi trường.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.