La Phù – nơi “khai sinh” hàng trăm thương hiệu bánh kẹo nhái – Dân trí

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về La phù ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nghe đến cái tên “Thủ phủ bánh kẹo nhái” mà nhiều người vẫn dùng để gọi làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), có thể hình dung ra phần nào quy mô cũng như sự đa dạng của các mặt hàng, gian hàng. Nhưng dù có chuẩn bị tinh thần kĩ đến đâu, khi tận mắt chứng kiến cảnh giao thương ở ngôi làng này, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác ngỡ ngàng.

Ngay từ đầu làng, dù ở các đại lý nhỏ cũng có hàng chục chiếc xe chờ lấy hàng.

Ngay từ đầu làng, dù ở các đại lý nhỏ cũng có hàng chục chiếc xe chờ lấy hàng.

Hàng nhái giá cực rẻ

Trước một đại lý phân phối, nhân viên cửa hàng liên tục bê từ phía trong gian nhà tăm tối ra hàng chục thùng các tông đựng bánh kẹo. Theo quan sát của phóng viên, phải đến quá 2/3 những mặt hàng này có tên na ná các thương hiệu nổi tiếng mà nếu không quan sát kỹ, người tiêu dùng hoàn toàn có thể không nhận ra.

Những loại bánh ở làng La Phù như: Custard (nhái thương hiệu Custas), Silaté (giống với Solite), hay Daning, Damisa (nhái thương hiệu Danisa),… và cả các mặt hàng kẹo Nucoti (có tên gọi và bao bì gần giống kẹo sữa Milkita), Kofeko (kẹo Kopiko),… là những sản phẩm đắt hàng hơn cả. Đặc biệt, giá của chúng rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm được bán lẻ hay bày ở các hệ thống siêu thị.

Xem thêm:  Cây thuốc nam chữa bệnh - Intour
Các sản phẩm ở La Phù có tên gần giống các thương hiệu nổi tiếng, thậm chí có những loại giống cả bao bì.

Các sản phẩm ở La Phù có tên gần giống các thương hiệu nổi tiếng, thậm chí có những loại giống cả bao bì.

Bà chủ đứng chỉ đạo, tay ghi chép, bấm máy tính không ngừng nhưng khi nghe khách hỏi vẫn nhanh nhảu giới thiệu sản phẩm. Theo lời người phụ nữ này, một thùng Custard 20 hộp có giá bán khoảng 280.000 đồng, tính ra chỉ… 14.000 đồng một hộp. Trong khi giá bánh của thương hiệu Custas trên thị trường dao động ở khoảng 50.000 đồng . Với loại bánh mềm Silaté nhái, thùng 24 hộp có giá 228.000 đồng (tương đương 9.500 đồng/ hộp), rẻ hơn gần 40.000 đồng so với hàng thật.

Lý giải cho “tiềm năng” tạo ra lợi nhuận của những mặt hàng bánh kẹo này, bà chủ hồ hởi: “Năm nào mấy loại này cũng đắt hàng, đặc biệt được lái buôn ở tỉnh thành vùng sâu vùng xa ưa chuộng. Chả đâu có giá tốt như thế, mua về bán có mà lãi 5, lãi 10. Khách hàng thì thấy giống thương hiệu nổi tiếng, giá cả lại phải chăng, hợp túi tiền, ai cũng thích. Còn riêng chất lượng, chị khẳng định không bao giờ phải băn khoăn.”

Những thùng bánh thế này được bán khá nhiều ở các đại lý.

Những thùng bánh thế này được bán khá nhiều ở các đại lý.

Chưa biết cái “khẳng định” đó lớn đến mức nào, nhưng chứng kiến những thùng hàng cứ liên tục được chất lên đoàn xe tải đang xếp hàng dài, có lẽ chẳng ai ước tính được lượng tiêu thụ của các mặt hàng này trong cả năm và dịp Tết sắp tới.

Xem thêm:  Vịnh Vĩnh Hy ở đâu? Điểm đến đẹp mê hồn gần Nha Trang

Không bán vì… không quen

Không chỉ có bánh kẹo nhái thương hiệu nổi tiếng, La Phù thực sự là “thiên đường” dành cho tất cả các lái buôn bởi sự phong phú và giá thành rẻ bèo của hàng trăm loại bánh kẹo khác nhau.

Dường như càng về cuối làng, các đại lý càng có quy mô lớn hơn. Ở bên trong một cửa hàng tấp nập người ra vào, đủ các loại mặt hàng được xếp chật cả 2 tầng kho. Nhân viên ở đây cho biết, đại lý chỉ phân phối cho người mua buôn vì “chẳng đủ thời gian để tiếp khách lẻ.”

Một góc kho để hàng của đại lý.

Một góc kho để hàng của đại lý.

Trên bao bì sản phẩm, nơi sản xuất được in vô cùng vắn tắt bằng màu chữ nhòe, chủ yếu là những địa điểm: KCN Dương Nội, Dương Liễu – Hoài Đức, hay La Phù- Hoài Đức,…Khi nghe thắc mắc về nguồn gốc nơi sản xuất các mặt hàng đang được bày bán, một chủ đại lý tự nhận nhà mình có xưởng riêng. Nhưng ngay khi được yêu cầu một địa chỉ cụ thể, người này nhanh chóng im lặng rồi trở nên lạnh nhạt với khách.

Chỉ vào ngôi nhà nằm trong một con ngõ của làng La Phù, người làng cho biết đó là một trong những cơ sở sản xuất, đóng gói bánh kẹo. Ngó vào cánh cửa cuốn được mở hờ chưa đến 1/3, bên trong có khoảng 3, 4 nữ nhân viên đang ngồi bệt dưới đất, luôn tay bốc kẹo được đổ đống cho vào các túi cỡ đại thường thấy ở hàng bán kẹo cân.

Xem thêm:  Nên đổi tiền Malaysia ở đâu? Địa chỉ đổi tiền Malaysia uy tín, giá tốt

Chưa kịp quan sát kĩ hơn, tầm nhìn của tôi đã nhanh chóng bị người quản lý xưởng che khuất. Với một thái độ không mấy thân thiện, người này lên tiếng “mời” khách đi nơi khác tìm mua hàng, bởi “xưởng chỉ bán cho khách quen.”

Các loại xe ra vào tấp nập trên mỗi nẻo đường làng La Phù.

Các loại xe ra vào tấp nập trên mỗi nẻo đường làng La Phù.

Với mong muốn được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất bánh kẹo, phóng viên đã tìm đến làng Dương Nội. Nhưng mong muốn đó cũng thật khó để thực hiện vì nhiều người trong làng, thậm chí cả những người già và người hành nghề xe ôm đều không rõ khu công nghiệp – nơi sản xuất bánh kẹo nằm ở đâu.

Con đường vào làng La Phù vẫn tấp nập các loại xe tải đủ mọi kích thước và chộn rộn với tiếng nói cười của người mua, kẻ bán. Và cứ thế, hàng trăm thùng hàng bánh kẹo này sẽ được phân phối đi khắp mọi miền đất nước, từ Hà Nội, Lạng Sơn cho đến Hải Dương, Thanh Hóa,…

(còn nữa)

Bài và ảnh:

Hoàng Ngọc

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.