Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm (chi tiết) – Loigiaihay.com

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Kiem tra tong hop cuoi nam chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

PHẦN TỰ LUẬN

Lời giải chi tiết:

Đề 1 (trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Trả lời:

Tác giả Tô Hoài:

* Cuộc đời:

– Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội, nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong một gia đính thợ thủ công.

– Thời trẻ, ông đã phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề, như làm gia sư dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,… và nhiều khi thất nghiệp

– Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc.

– Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.

* Sự nghiệp văn chương:

– Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng một số bải thơ có tính chất lãng mạn và một cuốn truyện vừa, viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay, trong đó có Dế Mèn phiêu lưu kí.

– Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

– Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.

+ Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

+ Ông là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

– Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê hương (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999), Ba người khác (thiểu thuyết, 2006).

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:

– Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỷ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.

2. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Trả lời:

a. Mở bài

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Cuộc sống và con người làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ là đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân, cũng là đề tài ông có sự gắn bó hiểu biết sâu sắc.

Xem thêm:  Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới

+ Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Một trong những yếu tố quan trọng nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Vợ nhặt chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công một tình huống truyện độc đáo.

b. Thân bài

– Tình huống là hoàn cảnh có vấn đề, hàm chứa những mâu thuẫn, đòi hỏi con người phải có thái độ hay hành động thích ứng, qua đó mà bộc lộ tâm hồn, tính cách, trí tuệ,… của mình.

– Những yếu tố tạo nên tình huống trong truyện ngắn Vợ nhặt:

+ Tình huống xuất hiện ngay từ nhan đề tác phẩm. Vợ nhặt là nhan đề tạo ra những ấn tượng sâu sắc, kích thích sự tò mò, chú ý của người đọc, hé mở tình huống đặc sắc của tác phẩm. Nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt với sự hàm chứa những mâu thuẫn, éo le góp phần phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của những người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu săc của tác phẩm.

+ Tình huống được tạo dựng trên cơ sở những mâu thuẫn, trớ trêu được đảy tới tận cùng giới hạn.

Sự trớ trêu đầu tiên xuất hiện ở nhân vật Tràng – chủ thể của hành động “nhặt vợ”. Tràng là người mà ngay trong hoàn cảnh bình thường cũng rất khó có khả năng lấy được vợ: hắn là dân ngụ cư với địa vị lép vế trong làng xã, lại nghèo khổ, xấu xí, thô kệch và hơi dở tính. Vậy mà Tràng lại lấy được vợ, thậm chí chóng vánh, dễ dàng đến mức chính hắn cũng không tin nổi.

Sự trớ trêu thứ hai chính là hoàn cảnh “nhặt vợ” của Tràng. Hôn nhân là biểu tượng của cuộc sống gia đình, của sự sinh con đẻ cái, của sự sống. Vậy mà việc “nhặt vợ” của Tràng lại diễn ra vào thời điểm khủng khiếp nhất của nạn đói Ất Dậu, khi không khí chết chóc đang bao trùm khắp nơi.

Tình huống trớ trêu ấy đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người: dân xóm ngụ cư thì thầm phỏng đoán; bà cụ Tứ không tin nổi vào mắt mình và ngay cả Tràng cũng ngờ ngợ, bàng hoàng như đang trong một giấc mơ…

– Giá trị của tình huống:

+ Tình huống kỳ lạ, độc đáo của tác phẩm phản ánh chân thực bức tranh hiện thực của làng quê Việt Nam trong nạn đói năm 1945 với những âm thanh, hình ảnh, mùi vị,… gợi cảnh chết chóc thê thảm.

+ Không dừng lại ở việc phản ánh bề mặt của hiện thực với những hình ảnh hay âm thanh, Kim Lân còn phản ánh bề sâu của hiện thực khi sự đói khát khiến giá trị của con người trở nên rẻ rúng, những điều đẹp đẽ, thiêng liêng của cuộc sống trở nên bi hài, chua chát đến tội nghiệp.

Xem thêm:  Tả cây na (6 mẫu) - Tập làm văn lớp 4 - Download.vn

Sự đói khát đã khiến cho hình hài, bộ dạng con người trở nên tiều tụy, thê thảm. Trẻ con xóm ngụ cư ủ rũ như những ông già; người lớn mặt mày u tối, hốc hác; người “vợ nhặt” mặc bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt…

Sự đói khát đã hủy hoại cả nhân cách con người. Điều này thể hiện chua xót nhất trong nhân vật người “vợ nhặt” khi miếng ăn ngày đói đã trở thành sự khởi đầu và đích đến của một mối quan hệ thiêng liêng, trở thành yếu tố chi phối khốc liệt đối với nhân cách con người.

Sự đói khát khiến cuộc sống trở nên đau đớn, kỳ quái, con người không được sống cho ra con người. Vợ nhặt là câu chuyện về một cuộc hôn nhân của những con người khốn khổ đến với nhau bắt đầu là vì miếng ăn, còn sau là hi vọng có thể chạy trốn cái đói. Tất cả những sự việc liên quan đến cuộc hôn nhân này đều bị hạ giá thê thảm: cô dâu cắp chiếc nón “rách tàng”, mặc bộ quần áo “tả tơi như tổ đỉa” về nhà chồng; hai hào dầu đã là xa xỉ, hoang phí cho đám cưới…

+ Không chỉ xót thương cho thân phận con người con người qua bức tranh hiện thực ngày đói, nhà văn còn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong việc khẳng định, ngợi ca, trân trọng và thể hiện niềm tự tin vào bản chất tốt đẹp của những con người biết vượt lên trên cái đói, cái thảm đạm để sống, để yêu thương, để vui và hi vọng. Sự đói khát không làm con người mất đi lòng nhân ái, những khát vọng hạnh phúc cũng như những hi vọng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

c. Kết bài

Tạo dựng một tình huống đặc sắc với sự tập trung cao độ những yếu tố tương phản, những éo le, trớ trêu khi con người bị đẩy đến vực thẳm của đói khát, Kim Lân đã bộc lộ nỗi xót thương cho số phận con người, sự căm phẫn với bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử; đặc biệt là thể hiện niềm tin và sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Đề 2 (trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Ơ. Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả.

Trả lời:

* Tác giả Ơ.Hê-minh-uê:

– Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mỹ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.

– Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Ông nổi tiếng với những tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940),…

– Truyện ngắn của ông được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Vợ Nhặt

– Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc chiến tranh thế giới chống phát xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về châu Phi hay châu Mỹ, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

* Tác phẩm Ông già và biển cả

– Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê-minh-uê được tặng Giải thưởng Nôbel về Văn học năm 1954, là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.

– Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão, khi chuyện trò với mây nước, chim cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập đang xông vào xâu xé dường như được thu hẹp tới mức cực hạn, nhưng câu chuyện cực kỳ đơn giản ấy lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình; thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước mắt người đời; mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên… Bởi vậy, đúng như hình ảnh về tác phẩm nghệ thuật mà Hê-minh-uê đã từng so sánh và phấn đấu để sáng tạo, tác phẩm này giống như một tảng băng trôi.

– Ông già và biển cả xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị song phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng – đó là biểu hiện của nguyên lý sáng tác do nhà văn đề ra: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

2. “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội.”

Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Cùng với thời gian, có những thứ trôi qua mà không bao giờ có thể lấy lại được. Đó chính là lời nói. Tôi rất thích câu chuyện ngụ ngôn này: “Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch khác đều bu lại quanh miệng hố cứu chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, bọn ếch trên miệng hố liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn có nước chết mà thôi. Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, đừng nên làm chuyện vô ích. Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì bầy nói, nó bỏ cuộc và chết trong sự tuyệt vọng.

Loigiaihay.com

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.