Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy được quy

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Khi dang len doc nguoi ngoi tren xe mo to co duoc phep keo day theo nguoi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 30, Chương V, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:

“ Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”

2. Nội dung quy định

2.1. Quy định chở người khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

– Căn cứ Khoản 1, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định chở người khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Xem thêm:  Bài thuyết trình cắm hoa 20/10 theo chủ đề (12 mẫu) - Download.vn

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được phép chở một người theo quy định của pháp luật. Các trường hợp khác được phép chở hơn 1 người đó là: chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới 14 tuổi.

2.2. Quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

– Căn cứ Khoản 2,Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:

Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông thì cần phải đảm bảo an toàn bằng cách đội mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm đúng quy định theo pháp luật là mũ bảo hiểm phải có đủ 3 phần: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo; có kiểu dáng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.

Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.

Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.

Xem thêm:  1 Phạm Thoại là ai? Tiểu sử Hot TikToker Norin Phạm “Thánh Chửi”

Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.

2.3. Quy định hành vi không được phép của người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

– Căn cứ Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định các hành vi không được phép của người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được phép thực hiện hành vi: đi xe dàn hàng ngang; đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng dành cho người tham gia giao thông, gây ùn tắc giao thông.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác, lấn chiếm phần đường khiến người đi bộ và các phương tiện khác không di chuyển được.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông khiến người điều khiển giao thông sẽ bị xao lãng, không tập trung, không quan sát được tuyến đường đang lưu hành, khả năng kiểm soát tốc độ khi gặp tình huống bất ngờ bị giảm mạnh, trở nên lúng túng.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy mang vác và chở các vật cồng kềnh gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, gây hạn chế tầm nhìn cho các phương tiện khác.

2.4. Quy định người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông

– Căn cứ Khoản 4, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông:

Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng ô dù dễ gây vướng mắc vào các phương tiện tham gia giao thông khác, sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông.

Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; chỉ được phép kéo một xe khác và phương tiện đó phải còn đủ hệ thống hãm còn hiệu lực; việc kéo xe phải đảm bảo chắc chắn an toàn; phải có biển báo hiệu khi kéo xe.

Xem thêm:  Bật mí giọng đọc chị Google là ai? Tất tần tật thông tin tiểu sử chi tiết

2.5. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trên

– Căn cứ tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể là các hành vi:

Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.

Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe; người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng.

Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000-8.000.000 đồng.

Ở bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã trình bày những quy định được pháp luật hiện hành đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy. Làm rõ các biện pháp xử phạt áp dụng cho các hành vi thực hiện trái quy định của pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.