Kết bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Thủ thuật

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ket bai bai tho sang thu cua huu thinh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Kết bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

ket bai bai tho sang thu cua huu thinh

Kết bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

1. Kết bài số 1:

Bằng ngôn từ giản dị cùng lối dẫn dắt tự nhiên, nhà thơ Hữu Thỉnh đã mang đến bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sống động trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Thành công của bài thơ “Sang thu” không chỉ bởi những hình ảnh tươi tắn, hương sắc dịu nhẹ mà nồng đậm cảm xúc thân quen, hứng khởi mà còn bởi chính những cảm nhận tinh tế của nhà thơ, Hữu Thỉnh đâu chỉ cảm nhận hương sắc, cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa bằng các giác quan bình thường mà còn cảm nhận bằng cả tình yêu, bằng trái tim của một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, bởi vậy nhà thơ mới có thể cảm nhận được cái nhẹ nhàng mà tinh tế của hương ổi, mới thấy được cái mềm mại của đám mây, cái chùng chình như muốn đi như muốn ở của sương. Tình yêu thiên nhiên, sự tinh tế trong cảm nhận và tài năng, tấm lòng của người thi nhân đã kết tinh và mang đến cho độc giả một thi phẩm đặc sắc đến vậy.

Xem thêm:  Bài phát biểu ngày Quốc tế người cao tuổi (4 ... - Pgdphurieng.edu.vn

2. Kết bài số 2:

Bài thơ Sang thu không chỉ là những phát hiện đầy tinh tế, mới mẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh về cảnh sắc thiên nhiên, sự vật trong thời điểm giao mùa mà bài thơ còn được đan cài, gửi gắm những triết lí sâu sắc về cuộc đời của con người: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”, chỉ hai câu thơ ngắn gọn nhưng lại khái quát được những ý nghĩa thật sâu sắc. Khi đã đi qua những thăng trầm của cuộc sống, khi con người ta đã trưởng thành, có trải nghiệm thì những biến động bất thường của cuộc sống không khiến người ta bất ngờ, sợ hãi, ngược lại họ sẽ đối diện với tâm thế bình tâm, vững vàng hơn.

3. Kết bài số 3:

Sang thu của Hữu Thỉnh là khúc giao mùa nhẹ nhàng nhưng đầy lưu luyến của thiên nhiên khi chuyển từ hạ sang thu. Khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận thông qua những hình ảnh, hương vị quen thuộc: hương ổi, đám mây, làn sương, gió se, dòng sông, cây cối. Từ những “chất liệu” quen thuộc ấy, Hữu Thỉnh đã gợi ra bức tranh thiên nhiên đầy tươi tắn, sinh động, qua đó nhà thơ bộc lộ tình yêu thiết tha dành cho cuộc sống, đặc biệt hơn nữa, những hình ảnh tự nhiên còn được thổi hồn để trở thành biểu tượng cho cuộc đời con người.

Xem thêm:  Bài phát biểu kỷ niệm ngày sinh nhật Bác hay, ý nghĩa nhất - META.vn

4. Kết bài số 4:

Bài thơ Sang thu khép lại nhưng những dư âm của nó vẫn cứ vấn vương, lưu luyến không thôi trong lòng người đọc. Đọc Sang thu ta đâu chỉ vui sướng, hồ hởi khi cảm nhận được những chuyển động tinh tế của hương ổi, cánh chim, đám mây khi đất trời sang thu, đó còn là khoảnh khắc lưu luyến, như nuối tiếc, như trăn trở suy tư khi phát hiện ra khoảnh khắc sang thu của cuộc đời con người. Cái sâu sắc của Hữu Thỉnh trong bài thơ này chính là việc tinh tế trong lựa chọn hình ảnh, khéo léo trong cách dẫn dắt để từ những hình ảnh vốn quen thuộc trong tự nhiên, nhà thơ mở ra những vùng chiêm nghiệm rộng lớn cho độc giả về cuộc đời con người.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/ket-bai-bai-tho-sang-thu-cua-huu-thinh-54776n.aspx Sang thu là bài thơ quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì 2, để có vốn kiến thức sâu rộng, toàn diện về giá trị bài thơ đồng thời nâng cao kĩ năng viết bài của mình, bên cạnh bài Kết bài bài thơ Sang thu, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 có liên quan khác như: Mở bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu, Phân tích bài thơ Sang thu, Bình giảng hai khổ thơ đầu bài Sang thu.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.