Giáo viên dạy giỏi hay ‘giáo viên diễn giỏi’? – Báo Tuổi Trẻ

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hoi thi giao vien day gioi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đằng sau những kỳ thi giáo viên dạy giỏi là muôn vàn những điều khó có thể nói hết.

Sau lời phản hồi đó, tôi chỉ biết thở dài chứ không biết nói gì với học sinh của mình. Tiết dạy đó tôi được đồng nghiệp đánh giá rất cao. Đó là một tiết học rất thành công trong mắt thầy cô giáo nhưng đã hoàn toàn mất điểm trong lòng người học. Đằng sau những kỳ thi giáo viên dạy giỏi là muôn vàn những điều khó có thể nói hết.

Mỗi học sinh có năng lực riêng

Tôi là một giáo viên có mười năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng, cũng đã ba lần tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Dù rất tự tin với năng lực chuyên môn nhưng tôi tự nhận thấy bản thân không phù hợp với các kỳ thi như vậy.

Trong mỗi lần được tập huấn chuyên môn, giáo viên chúng tôi luôn được nhắc nhở về sự công bằng, công tâm trong việc giáo dục và đánh giá học sinh. Mỗi cá nhân học sinh có một năng lực, một sở trường riêng. Thầy cô giáo không thể yêu cầu các em phải giỏi môn mà mình dạy và càng không thể yêu cầu các em học giỏi đều các môn.

Xem thêm:  3 bài văn Kể lại kỉ niệm đáng nhớ với thầy, cô giáo của em

Và phát ngôn nổi tiếng của Albert Einstein luôn được nêu ra để nhắc nhở chúng tôi: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”. Tôi cho rằng đó là quan điểm giáo dục rất nhân văn.

Để một tiết thi giáo viên giỏi thành công, người ta sẽ đánh giá thông qua sự chủ động, tích cực của học sinh trong tiết học. Học sinh phải có khả năng trả lời được những vấn đề cao siêu, phức tạp sau năm phút thảo luận nhóm. Phải có khả năng thuyết trình một cách trôi chảy, mạch lạc chỉ sau vài phút chuẩn bị.

Nếu giáo viên diễn giảng nhiều một chút để cho học sinh hiểu được những vấn đề phức tạp sẽ bị phê bình là “nói nhiều”, “phải để cho học sinh nói, không được tranh nói với học sinh”…

“Giáo viên diễn giỏi”

Nhiều đồng nghiệp của tôi vẫn nói đùa là phải đổi tên cuộc thi này từ “giáo viên dạy giỏi” thành “giáo viên diễn giỏi”. Nhưng thực chất nếu chỉ giáo viên “diễn giỏi” không thì chưa đủ. Vai diễn trung tâm thuộc về học trò. Người trong nghề sẽ hiểu được cái cảnh thầy cô giáo để dạy một tiết học nhưng phải đưa trước câu hỏi thậm chí là cả đáp án cho học sinh và mất rất nhiều ngày để tập cho học sinh thuyết trình, tập văn nghệ.

Xem thêm:  Có ý kiến cho rằng Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới

Trong một tiết học, học sinh vừa phải làm họa sĩ để vẽ tranh và giới thiệu cho cả lớp bức tranh mình vẽ với ý nghĩa sâu xa. Có học sinh phải đóng kịch, ca hát, đánh đàn… Thậm chí có giáo viên phải dặn dò trước một số học sinh giỏi đứng lên đặt ra câu hỏi khó cho thầy cô giáo để giáo viên thể hiện được năng lực xử lý tình huống bất ngờ trong tiết dạy thi giáo viên giỏi.

Nhiều tiết thi giáo viên dạy giỏi được đánh giá cao là những tiết được được đầu tư chuẩn bị từ rất lâu, mất rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Bài giảng không chỉ do cá nhân giáo viên dự thi mà do cả tổ chuyên môn cùng hỗ trợ xây dựng.

Những giáo viên không thi cũng phải viết từng lời giảng, soạn từng câu hỏi, vẽ từng sơ đồ và tranh ảnh để hỗ trợ đồng nghiệp của mình đi thi. Có những điều rất bình thường, đơn giản như viết bảng, trang trí bảng cũng cần phải nhờ một giáo viên khác vẽ đẹp, viết chữ đẹp để giúp thực hiện cho thật hoành tráng.

Những tiết dạy như vậy liệu có thực chất, và kết quả của cuộc thi đó nên trao cho cá nhân hay nên trao cho cả một tập thể?

NGỌC SANG

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.